Phải chăng Bà Huyện Thanh Quan đã trau chuốt lại bài thơ "Đèo Ngang" nguyên thủy ?
Nguyễn Vĩnh Tráng
Bà Huyện Thanh Quan và Bà Hồ Xuân Hương là hai nữ sĩ kiệt xuất trong nữ giới của nền Văn Học Việt Nam vào cuốt thế kỷ thứ 18, đầu thế kỷ thứ 19. Điều đó khó ai phản bác được. Hai nữ sĩ, mỗi người mỗi vẽ, mỗi người mỗi cung cách, nhưng cả hai Bà đều độc đáo. Rất nhiều nhà phê bình văn học đã cho Bà Hồ Xuân Hương có một văn phong "bình dân", dùng rặt chữ Nôm, còn Bà Huyện Thanh Quan thì có văn phong "bác học", xen Hán tự nhiều trong tác phẩm của mình.
Thật thế, ta thấy rất nhiều thành ngữ chữ Hán trong tác phẩm của Bà Huyện. Theo Wikipedia Tiếng Việt , ngày nay ta chỉ còn 6 bài thơ "thất ngôn bát cú" của Bà, ngoại trừ bài "Cảnh Thu", mà người ta cho rằng có thể là của Bà Hồ Xuân Hương. Trong 6 bài đó có rất nhiều thành ngữ chữ Hán, trừ bài "Qua Đèo Ngang".
"Thành ngữ chữ Hán" tôi muốn nói ở đây, có nghĩa là ta có thành ngữ chữ Việt (Nam, Nôm) tương đương,
như Triêu Mộ 朝暮 , ta có Sớm Tối; Tuế Nguyệt 歲月 , ta có Năm Tháng; Đoạn Trường 斷腸 ; ta có Đứt Ruột…
Mặt khác, tôi tìm thấy trong Contes et Légendes du Pays d’Annam của Lê Văn Phát, viết năm 1913, in lần thứ 2, tại Imprimerie de l’Union Nguyễn Văn Của, Sàigòn 1925, có bài "Le Râle d’eau " . Trong " Le Râle d'eau " lại có bài "Đèo Ngang", vô danh, rặt chữ Nôm, văn phong rất mộc mạc, còn nội dung thì giống hệt nội dung bài "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan.
Bài " Le Râle d’eau " kể chuyện ngày xưa. Chuyện vua La Hoa (?) nước Chiêm Thành đem quân đánh Giao Chỉ. Môt cận thần tên Quốc đã hết lời can gián và xin hoãn lại cuộc viễn chinh, nhưng nhà vua không nghe. Biết rằng trận chiến này thế nào cũng đem lại thất bại, Quốc xin theo, hầu quyết tâm bảo vệ an toàn cho chúa.
Cuộc chiến xảy ra ở Đèo Ngang. La Hoa, quá hiếu chiến, quá chủ quan, tiến thẳng đến trận tiền, nên bị trúng tên mà chết. Quá đau đớn, Quốc liều xông ra chém giết giữa muôn tên ngàn giáo để báo thù. Nhưng đơn thương độc mã, nên Quốc đã chết dưới làn sóng của địch quân. Quá uất ức, hồn của Quốc không siêu thoát được, cứ phảng phất quanh Đèo Ngang để tìm xác chủ, nhưng vô hiệu quả. Sau đó Quốc tái sinh dưới dạng con chim Cuốc để đêm đêm rít lên những tiếng kêu bi ai của một vị trung thần khóc quốc vương tử trận: "Quốc Quốc, La Hoa ", Quốc ở đây, còn La Hoa ở đâu ?
Một văn nhân vô danh, đi qua Đèo Ngang, nhớ lại chuyện xưa, đã làm bài thơ " Đèo Ngang ".
Ông Lê Văn Phát chỉ để lại hai tác phẩn La vie intime d’un Annamite et ses croyances vulgaires, (Bulletins de la Société des Etudes Indochinoises, Imprimerie F.H Schneider Sàigòn 1907 ), và Contes et Légendes du Pays d’Annam, (Imprimerie de l’Union Nguyễn Văn Của, Sàigòn 1913), bằng chữ Pháp. Như thế, có thể ông Lê Văn Phát không biết nhiều về các tác phẩm của Bà Huyện Thanh Quan. Những bài của ông Lê Văn Phát viết, toàn là chuyện cổ tích, huyền thoại dân gian cả. Bài «Đèo Ngang» trong Contes et Légendes du Pays d’Annam có thể là một giai thoại dân gian lâu đời, có trước thời Bà Huyện Thanh Quan chăng. Sau đây là bài "Đèo Ngang" theo ông Lê Văn Phát :
Đèo Ngang
Qua ải Đèo Ngang bóng ác tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen ba.
Non cao rải rác tiều vài lão,
Đất rộng lai rai xóm mấy nhà.
Nhớ chúa đau lòng con Quốc-Quốc,
Kêu người mỏi miệng tiếng Hoa-Hoa.
Dừng chơn ngóng cổ miền non nước,
Một tấm lòng riêng ta với ta.
Vô danh.
[ ... Quốc-Quốc, tên của trung thần Quốc]
[ ... Hoa-Hoa, tên của vua La Hoa]
Vậy phải chăng Bà Huyện đã lấy bài đó, đã có từ lâu, và trau chuốt lại thành một bài thơ bất hủ như ta đã biết :
Qua đèo Ngang
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ (rợ) mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Bà Huyện Thanh Quan
Ta thử từ từ kiểm xét xem. Sáu bài thơ của Bà Huyện như sau :
1 – Chùa Trấn Bắc
Trấn Bắc hành cung cỏ dãi dầu
Chạnh niềm cố quốc nghĩ mà đau
Mấy tòa sen tỏa hơi hương ngự
Năm thức mây phong nếp áo chầu
Sóng lớp phế hưng coi đã rộn
Chuông hồi kim cổ lắng càng mau
Người xưa cảnh cũ nào đâu tá
Ngơ ngẩn lòng thu khách bạc đầu.
Trong 8 câu của bài nầy, ta thấy có 6 câu dùng 5 thành ngữ chữ Hán và 2 chữ Hán. Cộng tất cả 12 chữ Hán:
Hành cung 行 宮 ;
cố quốc 故國 ;
hương ngự 香御 ;
tỏa 鎖
phong 封 ;
phế hưng 廢 興 ;
kim cổ 今古 ;
2 – Ðền Trấn Võ
Êm ái chiều xuân tới Trấn đài
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai
Ba hồi triêu mộ *, chuông gầm sóng
Một vũng tang thuơng, nước lộn trời
Bể ái ngàn trùng khôn tát cạn
Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi
Nào nào cực lạc là đâu tá
Cực lạc là đây, chín rõ mười
Trong 8 câu của bài nầy, ta thấy có 6 câu dùng 4 thành ngữ chữ Hán và 4 chữ Hán. Cộng tất cả 12 chữ Hán:
trấn đài 鎮 臺
trần ai 塵埃
triêu mộ 朝暮 (sớm tối)*.
tang thương 桑蒼
ái 愛 ; trùng 重
ân 恩 ; trượng 丈
* Ba hồi triêu mộ là ba hồi chuông sớm tối. Có rất nhiều tác giả, ngay cả các tác giả gốc miền Trung và miền Nam là những người phân biệt rõ ràng hai phụ âm đầu tr và ch đã lầm lẫn viết sai hai chữ chiêu mộ thay cho hai chữ triêu mộ, như trên Wikipedia Tiếng Việt.
3 – Cảnh Chiều Hôm
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa lẫn trống dồn
Gác mái, ngư ông về viễn phố
Gõ sừng, mục tử lại cô thôn
Ngàn mai gió cuốn, chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa, khách buớc dồn
Kẻ chốn chương đài nguời lữ thứ
Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn
Trong 8 câu của bài nầy, ta thấy có 5 câu dùng 8 thành ngữ chữ Hán. Cộng tất cả 16 chữ Hán:
Hoàng hôn 黃 昏 ;
ngư ông 漁翁 ; viễn phố 遠鋪 ;
mục tử 牧子 ; cô thôn 孤 村 ;
chương đài 章臺 ; lữ thứ 旅次 ;
hàn ôn 寒溫 .
4 – Thăng Long thành hoài cổ
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
Ðến nay thấm thoắt mấy tinh sương
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
Ðá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
Nước còn cau mặt với tang thương.
Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
Cảnh đấy người đây luốn đoạn trường.
Bài nầy đã phá kỷ lục, trong 8 câu, mỗi câu đều có thành ngữ chữ Hán, với 10 thành ngữ. Cộng tất cả là 20 chữ Hán :
tạo hóa 造 化 ; hí trường 戲 場
tinh sương 星霜 (năm)
thu thảo 秋 艸
lâu đài 樓 臺 ; tịch dương 夕陽
tuế nguyệt 歲月
tang thương 桑蒼
kim cổ 今古
đoạn trường 斷腸
Chỉ có bài :
5 – Nhớ Nhà
Vàng tỏa non tây, bóng ác tà
Ðầm đầm ngọn cỏ, tuyết phun hoa
Ngàn mai lác đác, chim về tổ
Dặm liễu bâng khuâng, khách nhớ nhà
Còi mục thét trăng miền khoáng dã
Chài ngư tung gió bãi bình sa
Lòng quê một bước càng ngao ngán
Mấy kẻ tình chung có thấu là
Vỏn vẹn 2 câu với 2 thành ngữ và 2 chữ Hán. Tất cả 6 chữ Hán.
mục 牧 ; khoàng dã 曠野
ngư 漁 ; bình sa 平沙
6 – Qua đèo Ngang
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ (rợ) mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
Bài nầy không có chữ Hán, hay có chăng là 2 chữ rất thông dụng, chữ quốc 國 , chữ gia 家 lập lại 2 lần. Hơn nữa, hai chữ Quốc Quốc, Gia Gia là hai tượng thanh của tiếng kêu của con Cuốc Cuốc (Đỗ Quyên) và con Đa Đa (Gà Gô).
Vậy, phải chăng Bà Huyện Thanh Quan đã lấy bài "Đèo Ngang" đã truyền khẩu trong dân gian từ lâu, rồi trau chuốt lại, chứ không phải Bà làm ra, vì bài "Qua Đèo Ngang", chẳng những không có văn phong "bác học" của các bài khác của Ba Huyện, mà lại "bình dân", tuy đã trau chuốt hơn văn phong rất mộc mạc và rặt tiếng Nam (Nôm) của bài "Đèo Ngang" mà Lê Văn Phát đề cập tới trong Contes et Légendes du Pays d’Annam.
Mong độc giả cho ý kiến.
Nguyễn Vĩnh-Tráng
Tiết Lập Xuân Canh Dần
trang ca nhan cua TRAN HO DUNG . De luu lai nhung bai viet hay .
Friday, May 14, 2010
Phải chăng, trong tiếng Việt, chữ THÁNG do chữ TRĂNG mà ra ?
Phải chăng, trong tiếng Việt,
chữ THÁNG do chữ TRĂNG mà ra ?
Nguyễn Vĩnh Tráng
Chúng ta, ai cũng biết Mặt Trời đã cho loài Người ý niệm về Ngày và Mặt Trăng đã cho ý niệm về Tháng. Khi Mặt Trăng trở lại cùng một vị trí đối với Mặt Trời, ta có một tuần Trăng, hay một Tháng (trung bình là 29,530 589 ngày, hay 29 ng 12 g 44 p 3 giây). Cũng vì vậy mà chữ Trăng, chẳng những tượng trưng cho vệ tinh thiên tạo của Trái Đất mà còn tượng trưng cho Tháng.
Ca Dao, Tục Ngữ, Thi Ca... đã chứng minh chuyện đó :
Bởi thương nên ốm nên gầy,
Cơm ăn chẳng đặng sầu đầy ba trăng.
Ngó lên sao mọc như giăng,
Thấy em có nghĩa mấy trăng cũng chờ. (Ca Dao).
Ba trăng là ba tháng. Mấy trăng là mấy tháng...
Tôi đã không biết nhiều Sinh Ngữ, nói chi đến Cổ Ngữ, nhưng đôi khi, đọc các bài trên báo chí, tập san, nhận thấy, trong một số cổ ngữ, hai chữ TRĂNG, THÁNG có cùng một ÂM.
Chữ mà chúng ta gặp hàng ngày là chữ NGUYỆT 月 , ai cũng biết Nguyệt là Tháng, Nguyệt là Trăng. Dở một cuốn tự điển hay từ điển Trung Hoa ra, ta thấy ngay Nguyệt 月 : 1) Mặt Trăng. 2) Tháng.
Tôi tò mò, xem tự điển Khmer, la tinh hóa, thì thấy : 1) Khaè = Mặt Trăng. 2) Khaè = Tháng. Tự điển Lào cho : 1) Deuane = Mặt Trăng. 2) Deuane = Tháng...
Trong " Bulletin de la Société Royale des Sciences de Liège, Volume 74, 4, 2005, trang 261 " cho :
Tiếng Hy Lạp chữ μηνη (mênê) = Mặt Trăng ; μην (mên) = Tháng. Tuy hai âm có hơi khác nhau, nhưng cùng một gốc.
Tương tựa, tiếng Anh cho Moon = Mặt Trăng ; Month = Tháng; tiếng Đức der Mond = Mặt Trăng, der Monat = Tháng...
Hay " The Concise Dictioary of English Etymology. Walter W. Skeat - Wordsworth Reference 1993 " (trang 291) cho :
Tiếng Anh : " Moon ; (E) (Modern English) ME (Middle English) mone...G(German) mond... Allied to Skt (Sanskrit) mása, a month. Lit the "measure" of time. Month : see Moon. "
Tiếng Đức : " Mond : La Lune. Monat : Mois (faire référence à der Mond). Mond : viendrait de l'indo-européen mènòt..."
Vậy một số dân tộc xưa, và chắc là nhiều lắm, đã lấy âm của chữ Trăng để chỉ Tháng, vì như đã trình bày trên, con Người đã có ý niệm về Tháng do Mặt Trăng, hay đúng hơn do Tuần Trăng, nhưng dù sao cũng là Mặt Trăng !
Thế thì trong tiếng Việt, âm THÁNG có do âm TRĂNG mà ra không ?
Xem Tự Điển " Dictionarivm Annamititicvm Lvsitavm, et Latinvm OPE - DALL, Typis, & fumptibus eiufdem Sacr.Congreg. 1651. ROMỈ " của Linh Mục Alexandre de Rhodes, ta thấy :
Mạt Blời = o ʃol (Sol); ſol (Sol) = Mặt Trời.
Mặt Blời. Trời trong Tự Điển Tabert cho chữ Nôm như sau :
Trên, chữ Ba 巴 ; dưới, chữ Lệ 例 . Vậy Blời = BaLệ.
Mạt Blang = a lua ; luna = Mặt Trăng.
Mặt Blang. Trong Tự Điển Tabert cho chữ Nôm như sau :
Trên, chữ Ba 巴 ; dưới, chữ Lăng 夌 . Vậy Blang = BaLăng
Tôi có nghe, có đọc những âm như sau (cổ âm hay thổ âm ?) để chỉ Mặt Trời : Lời, Giời và âm bây giờ Trời.
Cách đây khoảng 40 năm, có một Linh Mục lo cho gíáo dân miền Côte d'Azur, Pháp. Ông ta có nhiều kiến thức. Những bài giảng của ông rất hay, nhưng ông đọc kinh " Lạy Cha ", thì có người phải nín cười : " Nạy Cha chúng con, ở trên LỜI... "
Vậy từ âm BLỜI, ta có âm LỜI, âm GIỜI, để đến bây giờ có âm TRỜI.
Còn về Mặt Trăng, xin thú thật, tôi chưa nghe hay đọc được âm LĂNG, nhưng các âm Giăng, Trăng thì có nghe, có đọc thường xuyên .
Như trên đã trình bày. Từ âm BLỜI ta có âm LỜI do âm Ba Lệ, thì từ âm BLANG, ta cũng có thể có âm LĂNG do âm Ba Lăng. Đã có Blời, Lời, Giời, Trời, thì có thể có Blang, Lăng, Giăng, Trăng. Chỉ vì lâu ngày quá, người Việt không dùng đến, nên âm Lăng, tượng trưng cho Trăng đã mất trong ngôn ngữ và trong bài viết.
Theo nhiều tác giả, trong tiếng Việt hai phụ âm L và TH rất gần nhau lắm và thường đi theo nhau tạo những chữ điệp từ. Người Việt tự động nói : la tha, lướt thướt, lê thê...
Xin độc giả tự nhiên : lâm....thâm, lầm....thầm, le....the, lẻ....thẻ, lòng....thòng, lốc....thốc, lôi....thôi, lơ....thơ, lưa....thưa, lững....thững, ...
Ngoài ra còn có thổ ngữ, những chữ điệp từ mà phụ âm L thay cho phụ âm TH hay ngược lại mà cũng cùng nghĩa, như lò thò. Ở Huế (xem " Từ Điển Tiếng Huế, Tâm An, 2001 ", của Bùi Minh Đức), chữ lò đồng nghĩa với chữ thò. Con chuột lò đầu ra, hay con chuột thò đầu ra, người Huế hiểu như nhau, hay lủng với thủng, lè với thè...
Vậy âm Blang, thành âm Lăng và như trên, ta có Lò Thò, Lủng Thủng, Lè Thè..., thì Lăng Thăng, thế là âm Lăng biến ra thành âm Thăng . Rồi từ thế hệ nầy qua thế hệ khác, âm THĂNG lại biến ra âm THÁNG do hiện tượng pha nhiễm âm hưởng, âm vị ngôn từ.
Theo tôi, trong Việt Ngữ, từ âm Blang, ta có các âm Lãng, Giãng, Trãng ; và cũng từ âm Blang, ta có các âm Lãng, Thãng, Tháng. Hay Trãng, Tháng có cùng một âm gốc Blang.
Và Blang là Trăng, Blang là Tháng. Vậy Tháng là Trăng.
Tựu trung, âm Trăng và âm Tháng đều do âm Blang. Một bên thì tượng trưng cho vệ tinh thiên tạo của trái Đất, một bên tượng trưng cho thời gian giữa hai đêm không Trăng (ngày Sóc), và Trăng là Tháng, Tháng là Trăng, như các cổ ngữ của các dân tộc trình trên.
Tháng giêng chân bước đi cày,
Tháng hai vãi lúa ngày ngày siêng năng.
Thuận mưa lúa tốt đằng đằng,
Tháng mười gặt lúa ta ăn đầy nhà. (Ca Dao).
Và lúc xưa, ta có thể đọc là :
Trăng giêng chân bước đi cày,
Trăng hai vãi lúa ngày ngày siêng năng.
Thuận mưa lúa tốt đằng đằng,
Trăng mười gặt lúa ta ăn đầy nhà. Và Trăng đây chỉ cho Tháng.
Hay :
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn,
Núi bao nhiêu tuổi núi còn trơ trơ. (Ca Dao).
Và ta có thể đọc là :
Tháng bao nhiêu tuổi tháng già,
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
Tháng bao nhiêu tuổi tháng tròn,
Núi bao nhiêu tuổi núi còn trơ trơ. Và Tháng đây chỉ cho Trăng.
Ngày nay, Tháng và Trăng, hai âm khác nhau để chỉ hai ý khác nhau. Đó cũng là sự giàu có của Tiếng Việt.
Một quan là sáu trăm đồng
Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi.
(Thời Trước, Lỡ Bước Sang Ngang, 1940, Nguyễn Bính).
Tình ấy hẹn đêm tần giấc lạ
Trăng về trăng từng hạt thu phai
(Mưa Hơi Mưa, Vùng Cao Nước Ẩn, 1999, Lưu Nguyễn Đạt).
Vài hàng xin góp ý. Tôi mong được ý kiến của độc giả.
Nguyễn Vĩnh-Tráng
Tiết Xuân Phân Kỷ-Sửu
chữ THÁNG do chữ TRĂNG mà ra ?
Nguyễn Vĩnh Tráng
Chúng ta, ai cũng biết Mặt Trời đã cho loài Người ý niệm về Ngày và Mặt Trăng đã cho ý niệm về Tháng. Khi Mặt Trăng trở lại cùng một vị trí đối với Mặt Trời, ta có một tuần Trăng, hay một Tháng (trung bình là 29,530 589 ngày, hay 29 ng 12 g 44 p 3 giây). Cũng vì vậy mà chữ Trăng, chẳng những tượng trưng cho vệ tinh thiên tạo của Trái Đất mà còn tượng trưng cho Tháng.
Ca Dao, Tục Ngữ, Thi Ca... đã chứng minh chuyện đó :
Bởi thương nên ốm nên gầy,
Cơm ăn chẳng đặng sầu đầy ba trăng.
Ngó lên sao mọc như giăng,
Thấy em có nghĩa mấy trăng cũng chờ. (Ca Dao).
Ba trăng là ba tháng. Mấy trăng là mấy tháng...
Tôi đã không biết nhiều Sinh Ngữ, nói chi đến Cổ Ngữ, nhưng đôi khi, đọc các bài trên báo chí, tập san, nhận thấy, trong một số cổ ngữ, hai chữ TRĂNG, THÁNG có cùng một ÂM.
Chữ mà chúng ta gặp hàng ngày là chữ NGUYỆT 月 , ai cũng biết Nguyệt là Tháng, Nguyệt là Trăng. Dở một cuốn tự điển hay từ điển Trung Hoa ra, ta thấy ngay Nguyệt 月 : 1) Mặt Trăng. 2) Tháng.
Tôi tò mò, xem tự điển Khmer, la tinh hóa, thì thấy : 1) Khaè = Mặt Trăng. 2) Khaè = Tháng. Tự điển Lào cho : 1) Deuane = Mặt Trăng. 2) Deuane = Tháng...
Trong " Bulletin de la Société Royale des Sciences de Liège, Volume 74, 4, 2005, trang 261 " cho :
Tiếng Hy Lạp chữ μηνη (mênê) = Mặt Trăng ; μην (mên) = Tháng. Tuy hai âm có hơi khác nhau, nhưng cùng một gốc.
Tương tựa, tiếng Anh cho Moon = Mặt Trăng ; Month = Tháng; tiếng Đức der Mond = Mặt Trăng, der Monat = Tháng...
Hay " The Concise Dictioary of English Etymology. Walter W. Skeat - Wordsworth Reference 1993 " (trang 291) cho :
Tiếng Anh : " Moon ; (E) (Modern English) ME (Middle English) mone...G(German) mond... Allied to Skt (Sanskrit) mása, a month. Lit the "measure" of time. Month : see Moon. "
Tiếng Đức : " Mond : La Lune. Monat : Mois (faire référence à der Mond). Mond : viendrait de l'indo-européen mènòt..."
Vậy một số dân tộc xưa, và chắc là nhiều lắm, đã lấy âm của chữ Trăng để chỉ Tháng, vì như đã trình bày trên, con Người đã có ý niệm về Tháng do Mặt Trăng, hay đúng hơn do Tuần Trăng, nhưng dù sao cũng là Mặt Trăng !
Thế thì trong tiếng Việt, âm THÁNG có do âm TRĂNG mà ra không ?
Xem Tự Điển " Dictionarivm Annamititicvm Lvsitavm, et Latinvm OPE - DALL, Typis, & fumptibus eiufdem Sacr.Congreg. 1651. ROMỈ " của Linh Mục Alexandre de Rhodes, ta thấy :
Mạt Blời = o ʃol (Sol); ſol (Sol) = Mặt Trời.
Mặt Blời. Trời trong Tự Điển Tabert cho chữ Nôm như sau :
Trên, chữ Ba 巴 ; dưới, chữ Lệ 例 . Vậy Blời = BaLệ.
Mạt Blang = a lua ; luna = Mặt Trăng.
Mặt Blang. Trong Tự Điển Tabert cho chữ Nôm như sau :
Trên, chữ Ba 巴 ; dưới, chữ Lăng 夌 . Vậy Blang = BaLăng
Tôi có nghe, có đọc những âm như sau (cổ âm hay thổ âm ?) để chỉ Mặt Trời : Lời, Giời và âm bây giờ Trời.
Cách đây khoảng 40 năm, có một Linh Mục lo cho gíáo dân miền Côte d'Azur, Pháp. Ông ta có nhiều kiến thức. Những bài giảng của ông rất hay, nhưng ông đọc kinh " Lạy Cha ", thì có người phải nín cười : " Nạy Cha chúng con, ở trên LỜI... "
Vậy từ âm BLỜI, ta có âm LỜI, âm GIỜI, để đến bây giờ có âm TRỜI.
Còn về Mặt Trăng, xin thú thật, tôi chưa nghe hay đọc được âm LĂNG, nhưng các âm Giăng, Trăng thì có nghe, có đọc thường xuyên .
Như trên đã trình bày. Từ âm BLỜI ta có âm LỜI do âm Ba Lệ, thì từ âm BLANG, ta cũng có thể có âm LĂNG do âm Ba Lăng. Đã có Blời, Lời, Giời, Trời, thì có thể có Blang, Lăng, Giăng, Trăng. Chỉ vì lâu ngày quá, người Việt không dùng đến, nên âm Lăng, tượng trưng cho Trăng đã mất trong ngôn ngữ và trong bài viết.
Theo nhiều tác giả, trong tiếng Việt hai phụ âm L và TH rất gần nhau lắm và thường đi theo nhau tạo những chữ điệp từ. Người Việt tự động nói : la tha, lướt thướt, lê thê...
Xin độc giả tự nhiên : lâm....thâm, lầm....thầm, le....the, lẻ....thẻ, lòng....thòng, lốc....thốc, lôi....thôi, lơ....thơ, lưa....thưa, lững....thững, ...
Ngoài ra còn có thổ ngữ, những chữ điệp từ mà phụ âm L thay cho phụ âm TH hay ngược lại mà cũng cùng nghĩa, như lò thò. Ở Huế (xem " Từ Điển Tiếng Huế, Tâm An, 2001 ", của Bùi Minh Đức), chữ lò đồng nghĩa với chữ thò. Con chuột lò đầu ra, hay con chuột thò đầu ra, người Huế hiểu như nhau, hay lủng với thủng, lè với thè...
Vậy âm Blang, thành âm Lăng và như trên, ta có Lò Thò, Lủng Thủng, Lè Thè..., thì Lăng Thăng, thế là âm Lăng biến ra thành âm Thăng . Rồi từ thế hệ nầy qua thế hệ khác, âm THĂNG lại biến ra âm THÁNG do hiện tượng pha nhiễm âm hưởng, âm vị ngôn từ.
Theo tôi, trong Việt Ngữ, từ âm Blang, ta có các âm Lãng, Giãng, Trãng ; và cũng từ âm Blang, ta có các âm Lãng, Thãng, Tháng. Hay Trãng, Tháng có cùng một âm gốc Blang.
Và Blang là Trăng, Blang là Tháng. Vậy Tháng là Trăng.
Tựu trung, âm Trăng và âm Tháng đều do âm Blang. Một bên thì tượng trưng cho vệ tinh thiên tạo của trái Đất, một bên tượng trưng cho thời gian giữa hai đêm không Trăng (ngày Sóc), và Trăng là Tháng, Tháng là Trăng, như các cổ ngữ của các dân tộc trình trên.
Tháng giêng chân bước đi cày,
Tháng hai vãi lúa ngày ngày siêng năng.
Thuận mưa lúa tốt đằng đằng,
Tháng mười gặt lúa ta ăn đầy nhà. (Ca Dao).
Và lúc xưa, ta có thể đọc là :
Trăng giêng chân bước đi cày,
Trăng hai vãi lúa ngày ngày siêng năng.
Thuận mưa lúa tốt đằng đằng,
Trăng mười gặt lúa ta ăn đầy nhà. Và Trăng đây chỉ cho Tháng.
Hay :
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn,
Núi bao nhiêu tuổi núi còn trơ trơ. (Ca Dao).
Và ta có thể đọc là :
Tháng bao nhiêu tuổi tháng già,
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
Tháng bao nhiêu tuổi tháng tròn,
Núi bao nhiêu tuổi núi còn trơ trơ. Và Tháng đây chỉ cho Trăng.
Ngày nay, Tháng và Trăng, hai âm khác nhau để chỉ hai ý khác nhau. Đó cũng là sự giàu có của Tiếng Việt.
Một quan là sáu trăm đồng
Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi.
(Thời Trước, Lỡ Bước Sang Ngang, 1940, Nguyễn Bính).
Tình ấy hẹn đêm tần giấc lạ
Trăng về trăng từng hạt thu phai
(Mưa Hơi Mưa, Vùng Cao Nước Ẩn, 1999, Lưu Nguyễn Đạt).
Vài hàng xin góp ý. Tôi mong được ý kiến của độc giả.
Nguyễn Vĩnh-Tráng
Tiết Xuân Phân Kỷ-Sửu
Ông ba mươi... coi hát cọp
Ông ba mươi... coi hát cọp
___________
Nguyễn Dư
Hổ được nhiều bàn tay khéo léo, nhiều khối óc thông minh, thi nhau đánh bóng, phết sơn, tô màu. Xanh, vàng, trắng, đỏ, đen. Hoa cả mắt. Chắc nhờ vậy mà hoá thiêng. Ngoài cái vỏ loè loẹt, hổ còn được đám con thần cháu thánh ban cho một cái oai thật to. To gấp mấy lần cái chuồng sở thú. Nhe răng, giơ vuốt, gầm thét, ai mà chả sợ. Nhưng đáng sợ nhất là hổ có tài ẩn hiện dưới nhiều bí danh. Hôm nay là hùm, ngày mai là cọp. Chỗ này là kễnh, nơi kia là khái. Thỉnh thoảng nổi hứng tự xưng là ông. Ông ba mươi đàng hoàng, chứ không phải thằng này, con nọ. Đứa nào hỗn láo thì ông xé xác, nuốt tươi cho biết... nanh vuốt của ông ! Trong hang tối mắt thần khi đã quắc, là khiến cho mọi vật đều im hơi (Thế Lữ). Hèn gì người ta khiếp sợ ông đến độ phải rủ nhau tôn thờ, lạy lục, cầu khẩn. Nhưng thói đời vốn kiêu bạc, giả dối. Trước đám đông, đứa nào cũng sợ ông nhưng quay mặt đi thì có đứa... sợ đếch gì nó! Nó chẳng qua cũng chỉ là... đồ súc vật. Có quái gì mà phải sợ ! Lúc hết thời, bị hạ bệ thì hổ bị phỉ nhổ là đồ mã, là... cọp giấy. Thậm chí hổ còn bị khinh là ngu. Bị anh nhà quê phạng cho một trận nên thân. Tha hồ dậu đổ bìm leo. Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu !
Ngày xưa, hổ là biểu tượng của sức mạnh, quyền uy của vua chúa.
Lúc Vua (Lê Lợi) sinh, ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm. Ngay từ bé, Vua đã có vẻ tinh anh, nghiêm nghị, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, mặt rồng, vai tả có bảy nốt ruồi, đi như rồng, bước như hổ, lông tóc đầy người, tiếng như chuông lớn, ngồi xổm như cọp. Người biết đoán là tướng rất quý...(Nguyễn Diên Niên, Lê Văn Uông, Lam Sơn thực lục, Ty Văn Hoá Thanh Hoá, 1976, tr. 236).
Ôi ! tài phun châu nhả ngọc, phượng múa rồng bay của người cầm bút ! Đi như rồng, bước như hổ (Long hành, hổ bộ) đúng là tướng tốt của bậc vua chúa. Ngồi xổm như cọp, vai tả có bảy nốt ruồi. Oai như con hổ màu vàng, ngồi giữa, trên đầu có chòm sao thất tinh của tranh "ngũ hổ ". Hình ảnh của một vị trung ương hoàng đế. Cậu bé Lê Lợi có đầy đủ các dấu hiệu của người sẽ làm vua!
Không phải chỉ có vua chúa mới thích hổ. Dân đen cũng thích. Muốn cho trẻ con khoẻ mạnh, không ốm đau quặt quẹo, cha mẹ cho nó đeo trước ngực một chiếc răng hay một cái móng hổ. Người lớn đôi lúc lăn lộn quá trớn, nhức khớp mỏi lưng thì kháo nhau tẩm bổ bằng cao hổ cốt ( xương hổ).
Xin nhảy qua chuyện lặt vặt, vớ vẩn. Ai cũng biết rằng hầm, hùm, cọp, kễnh, khái, ông ba mươi đều là... con hổ. Nhưng, mấy cái tên này nghĩa là gì, từ đâu ra ?
Tên hầm ít dùng. Edmond Nordemann cho rằng Hầm (Hang hầm ai dám mó tay) là tên gọi bắt chước tiếng gầm của hổ. (Edmond Nordemann, Chrestomathie Annamite (Quảng tập viêm văn), 1898, Hội Nhà Văn, 2006).
Ngày nay quen dùng tên hùm.
Này này chị bảo cho mà biết
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay (Hồ Xuân Hương)
Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu
Đến khi hùm dậy đầu lâu chẳng còn (Ca dao)
Hùm đến từ chữ Hùng (bộ Chuy), nghĩa là mạnh. Người hùng Hoàng Hoa Thám được người đời gọi là Hùm thiêng Yên Thế. Tiếng Việt có từ kép hùng hổ. Hùng đi với hổ chỉ là ngẫu nhiên hay cố ý? Chữ Hùng còn có nghĩa là loài thú đực. Có lẽ vì vậy mà người ta không gọi các bà, các cô bẻ gẫy sừng trâu, thỏ thẻ như sấm vang là hùm. Quý bà chỉ được tôn vinh một cách khiêm tốn là...sư tử cái hay cọp cái thôi. Mĩ danh rất thơ mộng, ai nghe mà chả... run động.
Mèo tha miếng thịt thì đòi
Kễnh tha con lợn mắt coi chừng chừng
Kễnh là phương ngữ miền Bắc, được đồng bào miền núi dùng để gọi hổ để tỏ lòng kính sợ (Génibrel). Tên Cọp và Kễnh từ đâu ra?
- Chữ Cụ (bộ Tâm) : Kinh hãi, kính sợ, hạch dọa người ta (Đào Duy Anh).
- Chữ Củ (bộ Tẩu) : Tả cái dáng vũ dũng (Thiều Chửu). Mạnh mẽ (Đào Duy Anh).
Hổ là con vật mạnh mẽ, làm cho người ta phải kinh hãi, kính sợ. Có thể suy ra được rằng Cụ đã được Việt hoá thành Cọp và Củ thành Kễnh.
Huỳnh Tịnh Của đưa ra một tên gọi khác của hổ là Khái. Theo Đặng Thanh Hoà thì Khái là phương ngữ miền Trung (Từ điển phương ngữ tiếng Việt, nxb Đà Nẵng, 2005). Tác giả dẫn chứng bằng câu ca dao : Núi Ngũ hổ hình như năm khái. Nhưng, Khái nghĩa là gì? Theo Thiều Chửu, Khái (bộ Thạch) nghĩa là cúi lạy. Tục gọi dập đầu lạy là khái đầu. Theo nghĩa này thì Khái là con hổ được thờ, được tín ngưỡng dân gian vái lạy.
Người miền Nam hay đưa Ông Kẹ ra hù doạ con nít, làm cho con nít sợ hãi.
Huỳnh Tịnh Của giải thích Ông Kẹ: Tưởng là ông Trị, là người có công dày với đức Cao Hoàng, đến khi phục quấc, người ban cho một cái bài miễn tử, bổn tánh ông ấy thật thà, hay khi bất bình, ai nấy đều sợ, cho nên có tiếng nhát con nít rằng: ý hà ông kẹ! v.v.
Tra tìm trong chính sử của nhà Nguyễn thời Gia Long, không thấy công thần nào tên Trị. Vả lại, Huỳnh Tịnh Của cũng không cho thấy ông Kẹ có liên hệ gì với ông Trị. Giải thích của Huỳnh Tịnh Của trúc trắc, không hợp lí.
Kẹ nên được hiểu là một âm Việt khác của Cụ (nghĩa là kinh hãi, kính sợ, hạch dọa). Ông Kẹ được đưa ra để hạch doạ con nít, làm cho con nít kinh hãi. Ông Kẹ tương đương với ông Cọp. Cả hai ông đều do cùng một Cụ đẻ ra.
Người xưa đặt tên hùm, cọp, kẹ, kễnh, khái để gọi mấy con hổ mạnh mẽ, ai cũng sợ, được tín ngưỡng dân gian dập đầu vái lạy. Ngoài mấy tên có gốc Hán kể trên, hổ còn có tên thuần Việt là ông ba mươi. Do đâu mà có cái tên này ?
Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931) giải thích : "Ba mươi là tên con cọp. Lệ ngày xưa ai bắt được cọp thì thưởng ba mươi quan tiền, và phạt làm lệ ba mươi roi. Lại có người nói hôm ba mươi tối trời, cọp hay ra quấy nhiễu, cho nên thành tên ấy".
Có người đào sâu vấn đề hơn, cho biết Sự tích ông ba mươi có liên quan đến nhân vật Phạm Nhĩ :
"Đó là vì khi có người nào săn được hổ thì nhà vua có lệ thưởng cho ba mươi quan tiền vì đã trừ được cho loài người một con thú hung ác. Nhưng vua cũng bắt người đó phải chịu ba mươi hèo để cho vong hồn Phạm Nhĩ được thoả mà không tác quái nữa.
Ngày nay còn có câu:
Trời sinh ra hùm có vây,
Hùm mà có cánh, hùm bay lên trời
để nhớ cuộc náo động Thiên cung của Phạm Nhĩ xưa kia". (Truyện cổ Việt Nam, tập 1, Văn Hoá, 1983, tr. 171).
Đúng là truyện hùm có vây của trẻ con. Nghe cho vui thì tạm được. Nhưng, đem ra làm bằng chứng để giải nghĩa một tên gọi của dân gian thì e rằng hơi khiên cưỡng. Mặt khác, chưa thấy sách vở của người lớn ghi chép chuyện vua nào "thưởng ba mươi quan tiền, đồng thời phạt ba mươi hèo" cho người giết được cọp. Vừa thưởng vừa phạt, vừa đánh vừa xoa. Thời phong kiến, nước ta chưa hề có luật lệ nào ba phải đến mức "ba mươi" như vậy.
Ngày xưa, tại các thôn xóm xa xôi hẻo lánh, gần núi rừng, thỉnh thoảng có người bị cọp tha. Tai hoạ khủng khiếp như vậy nhưng dân có kêu than, cầu cứu bề trên cũng vô ích. Quan nào cũng còn bận... việc quan. Sống chết mặc bay. Dân làng phải tự lo phòng vệ. Liều mạng rủ nhau đi săn bắt cọp. May thì giết được cọp. Rủi thì bị cọp giết.
Dường như nhóm Khai Trí Tiến Đức và tác giả truyện Phạm Nhĩ đã thêm mắm thêm muối hơi nhiều vào... một tục lệ của làng Phương Lâm.
Làng Phương Lâm (Hà Nam) thờ hai anh em Hoàng Đình Thụ và Hoàng Đình Độ. Phía trước đình làng có một gò đất nhỏ. Xưa kia nơi đây cây cối rậm rạp, thường có hổ về.
"Theo các cụ già ở làng Phương Lâm thì thường đến đêm 30 tháng chạp, năm nào cũng có hổ về phục tại gò đất trước cửa đình để chầu hai tướng họ Hoàng, gần sáng thì lủi vào rừng. Thấy vậy, nhân dân địa phương khi làm lễ ra đình cúng tất niên thường đem xôi, thịt lợn, chuối ra đặt tại gò đất cho hổ ăn (...).
Có lần hổ xuống "cánh đồng bò" là nơi chuyên môn chăn bò của thôn Chanh bị mắc bẫy (vì dân làng Chanh bị nhiều lần mất bò do hổ vồ đem đi). Con hổ bị lột da. Biết được tin ấy, dân Phương Lâm sang làng Chanh xin chuộc bộ da hổ đem về đình. Hàng năm cứ đến dịp 30 tết lại nhồi trấu vào trong, đem đặt tại gò đất như cũ, để giữ lại tục lệ xưa mà làng đã thực hiện". (Hồ Đức Thọ, Lệ làng Việt Nam, Hà Nội, 1999, tr. 45).
Dân làng Phương Lâm có tục cúng hổ vào đêm ba mươi tháng chạp. Để tránh phạm huý, dân làng gọi hổ là ông ba mươi. Ba mươi nghĩa là ngày ba mươi tết của làng Phương Lâm, chứ không phải ba mươi quan tiền hay ba mươi hèo của nhà vua.
***
Nói đến cọp, xin thêm vài câu để phân biệt... cọp coi hát và coi hát cọp.
Xóm Khoen Tà Tưng của vùng đất Cà Mau, thời còn "dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua", mời một gánh hát về "Hát bội giữa rừng", mua vui cho bà con. Hát xong, gánh hát rời đi nơi khác...
"Chừng một hai tháng sau, cái sân khấu nọ tốc nóc, bao nhiêu nọc tràm làm hàng rào đã lung lay ngã nghiêng trên dòng nước, chừng đó người ta thấy một đôi ông cọp thường lui tới ngồi cú rũ dựa gốc cây gừa bên bờ rạch. Nhứt là đêm có trăng, mấy ổng le lưỡi dài thòn, như nhớ tiếc bao nhiêu con mồi ngon, bao nhiêu tiếng kèn tiếng trống. Biết đâu về sau nầy mấy tiếng "coi hát cọp" là do sự tích của mấy ổng hồi xưa, không chừng!". (Sơn Nam, Hát bội giữa rừng).
Sơn Nam kể truyện cọp coi hát trong rừng. Còn ai muốn coi hát cọp thì phải ở thành phố. Sơn Nam nhầm lẫn cọp coi hát với coi hát cọp. Ngày xưa và cả ngày nay, nhiều rạp hát, rạp chiếu bóng có lệ cho trẻ con (khoảng dưới 10 tuổi) đi theo cha mẹ, khỏi phải mua vé. Đi xem chiếu bóng hay xem hát người lớn thường dắt thêm trẻ con. Ngoài Hà Nội gọi là (trẻ con được) kèm. Trong Sài Gòn gọi là (trẻ con được coi hát) cọp. Cọp là âm rút gọn của accompagné (tiếng Pháp, nghĩa là kèm). Thời Pháp, coi hát cọp nghĩa là coi hát không mất tiền. Sau này tiếng lóng cọp được dùng với nghĩa rộng, chỉ chung những cái không phải bỏ tiền ra mua. Anh Tám Sạc-Ne ngày ngày đọc báo cọp. Thằng Năm Đa- Kao thỉnh thoảng được bạn bè cho ăn cọp...
Tôi còn giữ hai kỉ niệm coi hát cọp. Một cái muốn nhớ, một cái khó quên.
Chẳng hiểu ma dẫn lối quỷ đưa đường ra sao mà hôm ấy (năm 1953) cái thằng tôi lỏi tì lại nổi hứng đi chơi về phía nhà Bác Cổ (Bảo tàng lịch sử Hà Nội bây giờ). Định bụng nếu chán thì leo lên đê sông Hồng bên cạnh hóng mát. Từ nhà đi thẳng một mạch hết phố Ngô Quyền, rẽ tay phải là đến nhà Hát Lớn, nhà Bác Cổ. Quái lạ, nhà Hát Lớn hôm nay có chuyện gì mà người đứng đầy thế này? Tôi tới gần, lẩm nhẩm đọc hàng chữ to tướng trên tấm vải chăng ngang. À, có đoàn Gió Nam (ban Thăng Long, Trần Văn Trạch, Mỹ An...) từ Sài Gòn ra. Người ta đang lũ lượt xếp hàng vào nghe "nhạc cải cách". Thì cứ thử liều xem. Có mất mát gì đâu. Tôi chen lẫn vào đám đông, đứng cạnh một ông đi một mình. "Ông kèm cháu với". Ông mỉm cười, gật đầu cho tôi đi sát bên cạnh. Lúc đưa vé cho người kiểm soát, ông thân mật để tay lên vai tôi. Thế là trót lọt. Lần đầu tiên trong đời tôi được xem hát. Nhớ mãi cảnh Khánh Ngọc đứng trên lầu nghe Trần Văn Trạch hát Tình Ca của Phạm Duy.
Năm 1995, vợ chồng tôi về chơi Hà Nội. Sáng chủ nhật la cà quanh Bờ Hồ. Mỏi chân, định tìm ghế ngồi nghỉ. Bỗng thấy rạp Thăng Long trước mặt. A ha! Xem múa rối nước tại Hà Nội hẳn là phải thú vị hơn lần xem tại Lyon bên Pháp. Nhân tiện được ngồi thư giãn... Rạp hát đông trẻ con, ồn ào vui nhộn. Chúng tôi gợi chuyện một ông ngồi bên cạnh, kèm đứa con nhỏ. Lát sau mới biết vé của chúng tôi sao mà đắt thế. Hỏi người đưa chỗ. Ông này ấp úng bảo chờ để đi hỏi thủ trưởng. Một lát sau ông quay lại cho biết :
- Vì hai bác không kèm trẻ em.
Tôi cười :
- Kèm thêm trẻ em rẻ hơn là đi một mình à?
- Dạ, đúng như vậy đấy!
Nói xong, ông bỏ đi. Ông ngồi bên cạnh nói như để an ủi vợ chồng tôi :
- Ở đây như vậy đấy, hai bác ạ. Hai bác ở nước ngoài về, phải không?
Một hôm bỗng nhớ mấy điệu hát chèo, tôi lấy cái băng mua tại rạp Thăng Long ra nghe. Băng giới thiệu đoàn múa rối nước, bằng tiếng Anh. Không có nhạc. Chán mớ đời!
***
Bọn học trò lười chúng tôi còn nuôi một thứ cọp khác. Đó là cọp bài của nhau. Cọp, nói đủ là cọp-dê, là do copier (tiếng Pháp, nghĩa là sao, chép) được Việt hoá. Tiếng lóng ngày nay gọi hàng giả là cọp. Cọp này cũng là copier. Chính xác hơn thì Cọp của thời kinh tế thị trường là copy (tiếng Anh, đồng nghĩa với copier của tiếng Pháp).
Bà con ta bên Cali rất sợ một giống cọp mới. Cọp này là mấy ông Cop (cảnh sát giao thông). Xe đang phóng vùn vụt trên xa lộ. Bỗng giật mình. Liếc nhìn kính chiếu hậu. Đèn nháy tưng bừng. Thế là...bị cọp vồ mất bóp rồi, má bầy nhỏ ơi! Lại phải thắt lưng buộc bụng, nhịn bia, nhịn nhậu đến bao giờ đây? Yêng hùng xa lộ Biên Hoà năm xưa lầm bầm, chửi thề một mình. Lát sau, lẳng lặng nhận giấy phạt, thận trọng cất vào túi. Rồ máy, nhấn ga. Phóng... dưới tốc độ cho phép.
***
Ai cũng sợ cọp. Nhưng... cọp mà ăn nhằm gì!
"Đức Khổng Tử khi sang nước Tề, đi qua núi Thái Sơn, thấy một người đàn bà khóc ở ngoài đồng, nghe thê thảm lắm. Ngài nói rằng: Người đàn bà này xem như trong nhà có trùng tang. Rồi sai thầy Tử Cống đến hỏi. Người đàn bà thưa rằng: Ở đây lắm hổ, bố chồng tôi đã chết vì hổ, chồng tôi đã chết vì hổ, bây giờ con tôi lại chết vì hổ nữa. Thảm lắm ông ạ! Thầy Tử Cống bảo: Thế sao không bỏ chỗ này đi ở chỗ khác? Người đàn bà nói: Tuy vậy nhưng ở đây chính sách quan trên không đến nỗi hà khắc, tàn bạo như các nơi khác.
Thầy Tử Cống đem câu chuyện thưa lại với Đức Khổng Tử. Đức Khổng Tử nói: Các ngươi nhớ đây: Chính sách hà khắc khốc hại hơn là hổ!".
(Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân, Cổ học tinh hoa, Thọ Xuân, 1962).
***
Thời Pháp có bà me tây khoe với người tình vừa đi chơi vườn bách thú Hà Nội. Bà thấy con : tí ti dôn, tí ti noa, luý măng dê toa, măng dê moa, măng dê tú lơ mông (tí màu vàng, tí màu đen, nó ăn thịt mày, ăn thịt tao, ăn thịt mọi người). Anh chàng cột nhà cháy nhe răng cười, hiểu liền là người yêu tả con cọp. Thời đó dân Hà Nội gọi những người thất nghiệp, lang thang trong vườn bách thú là làm nghề "xỉa răng cọp".
***
Tại một hàng bán đồ mã, có hai con cọp giấy ngồi xổm bàn chuyện thế sự. Bỗng chú cọp con vuốt hai sợi ria mép, lên giọng với bác cọp già:
- Loài người rõ là ngu dại. Như ta đây, màu mè sặc sỡ, dáng vẻ thật oai, giá lại rẻ, đã từng một thời tạo uy tín trên thị trường mê tín, thế mà không hiểu tại sao từ hai ba năm nay lại bị tẩy chay, ế ẩm. Chẳng lẽ ta mất thiêng? Bọn ngu dại lại quay về với đám già nua, giá đắt, đã từng bị ta hất cẳng ra khỏi thị trường.
Bác cọp già, mắt chẳng thèm ngó cọp con, móm mém thều thào:
- Bọn nó không ngu đâu. Chẳng qua lúc túng thì phải dùng hàng rẻ tiền. Bây giờ khá rồi. Cúng lễ phải tỏ lòng thành. Đồ cúng phải đàng hoàng. Bọn ta tuy già nua, kém loè loẹt, nhưng được làm bằng giấy tốt, phẩm bền. Bọn bay chỉ hào nhoáng bề ngoài nhưng bên trong chỉ là mớ giấy dùng cho công việc chẳng thơm tho gì của loài người. Bọn bay năm xưa nhục mạ chúng ta. Rốt cuộc bây giờ cũng chỉ là một lũ cọp giấy, cọp con. Tất cả chỉ là chuyện trâu buộc ghét trâu ăn thôi. Ta nói cho mi biết : Cùng là cọp giấy nhưng phẩm chất khác nhau chứ!
Cọp con bỗng nhận ra mình chỉ là cọp giấy hạng tồi, rẻ tiền. Hổ phụ sinh khuyển tử (bố hổ sinh con chó)... Mình chỉ là đám hậu sinh... khả ố !
Nguyễn Dư
(Lyon, Tết Canh Dần, 2010)
___________
Nguyễn Dư
Hổ được nhiều bàn tay khéo léo, nhiều khối óc thông minh, thi nhau đánh bóng, phết sơn, tô màu. Xanh, vàng, trắng, đỏ, đen. Hoa cả mắt. Chắc nhờ vậy mà hoá thiêng. Ngoài cái vỏ loè loẹt, hổ còn được đám con thần cháu thánh ban cho một cái oai thật to. To gấp mấy lần cái chuồng sở thú. Nhe răng, giơ vuốt, gầm thét, ai mà chả sợ. Nhưng đáng sợ nhất là hổ có tài ẩn hiện dưới nhiều bí danh. Hôm nay là hùm, ngày mai là cọp. Chỗ này là kễnh, nơi kia là khái. Thỉnh thoảng nổi hứng tự xưng là ông. Ông ba mươi đàng hoàng, chứ không phải thằng này, con nọ. Đứa nào hỗn láo thì ông xé xác, nuốt tươi cho biết... nanh vuốt của ông ! Trong hang tối mắt thần khi đã quắc, là khiến cho mọi vật đều im hơi (Thế Lữ). Hèn gì người ta khiếp sợ ông đến độ phải rủ nhau tôn thờ, lạy lục, cầu khẩn. Nhưng thói đời vốn kiêu bạc, giả dối. Trước đám đông, đứa nào cũng sợ ông nhưng quay mặt đi thì có đứa... sợ đếch gì nó! Nó chẳng qua cũng chỉ là... đồ súc vật. Có quái gì mà phải sợ ! Lúc hết thời, bị hạ bệ thì hổ bị phỉ nhổ là đồ mã, là... cọp giấy. Thậm chí hổ còn bị khinh là ngu. Bị anh nhà quê phạng cho một trận nên thân. Tha hồ dậu đổ bìm leo. Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu !
Ngày xưa, hổ là biểu tượng của sức mạnh, quyền uy của vua chúa.
Lúc Vua (Lê Lợi) sinh, ánh sáng đỏ đầy nhà, mùi hương lạ khắp xóm. Ngay từ bé, Vua đã có vẻ tinh anh, nghiêm nghị, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, mặt rồng, vai tả có bảy nốt ruồi, đi như rồng, bước như hổ, lông tóc đầy người, tiếng như chuông lớn, ngồi xổm như cọp. Người biết đoán là tướng rất quý...(Nguyễn Diên Niên, Lê Văn Uông, Lam Sơn thực lục, Ty Văn Hoá Thanh Hoá, 1976, tr. 236).
Ôi ! tài phun châu nhả ngọc, phượng múa rồng bay của người cầm bút ! Đi như rồng, bước như hổ (Long hành, hổ bộ) đúng là tướng tốt của bậc vua chúa. Ngồi xổm như cọp, vai tả có bảy nốt ruồi. Oai như con hổ màu vàng, ngồi giữa, trên đầu có chòm sao thất tinh của tranh "ngũ hổ ". Hình ảnh của một vị trung ương hoàng đế. Cậu bé Lê Lợi có đầy đủ các dấu hiệu của người sẽ làm vua!
Không phải chỉ có vua chúa mới thích hổ. Dân đen cũng thích. Muốn cho trẻ con khoẻ mạnh, không ốm đau quặt quẹo, cha mẹ cho nó đeo trước ngực một chiếc răng hay một cái móng hổ. Người lớn đôi lúc lăn lộn quá trớn, nhức khớp mỏi lưng thì kháo nhau tẩm bổ bằng cao hổ cốt ( xương hổ).
Xin nhảy qua chuyện lặt vặt, vớ vẩn. Ai cũng biết rằng hầm, hùm, cọp, kễnh, khái, ông ba mươi đều là... con hổ. Nhưng, mấy cái tên này nghĩa là gì, từ đâu ra ?
Tên hầm ít dùng. Edmond Nordemann cho rằng Hầm (Hang hầm ai dám mó tay) là tên gọi bắt chước tiếng gầm của hổ. (Edmond Nordemann, Chrestomathie Annamite (Quảng tập viêm văn), 1898, Hội Nhà Văn, 2006).
Ngày nay quen dùng tên hùm.
Này này chị bảo cho mà biết
Chốn ấy hang hùm chớ mó tay (Hồ Xuân Hương)
Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu
Đến khi hùm dậy đầu lâu chẳng còn (Ca dao)
Hùm đến từ chữ Hùng (bộ Chuy), nghĩa là mạnh. Người hùng Hoàng Hoa Thám được người đời gọi là Hùm thiêng Yên Thế. Tiếng Việt có từ kép hùng hổ. Hùng đi với hổ chỉ là ngẫu nhiên hay cố ý? Chữ Hùng còn có nghĩa là loài thú đực. Có lẽ vì vậy mà người ta không gọi các bà, các cô bẻ gẫy sừng trâu, thỏ thẻ như sấm vang là hùm. Quý bà chỉ được tôn vinh một cách khiêm tốn là...sư tử cái hay cọp cái thôi. Mĩ danh rất thơ mộng, ai nghe mà chả... run động.
Mèo tha miếng thịt thì đòi
Kễnh tha con lợn mắt coi chừng chừng
Kễnh là phương ngữ miền Bắc, được đồng bào miền núi dùng để gọi hổ để tỏ lòng kính sợ (Génibrel). Tên Cọp và Kễnh từ đâu ra?
- Chữ Cụ (bộ Tâm) : Kinh hãi, kính sợ, hạch dọa người ta (Đào Duy Anh).
- Chữ Củ (bộ Tẩu) : Tả cái dáng vũ dũng (Thiều Chửu). Mạnh mẽ (Đào Duy Anh).
Hổ là con vật mạnh mẽ, làm cho người ta phải kinh hãi, kính sợ. Có thể suy ra được rằng Cụ đã được Việt hoá thành Cọp và Củ thành Kễnh.
Huỳnh Tịnh Của đưa ra một tên gọi khác của hổ là Khái. Theo Đặng Thanh Hoà thì Khái là phương ngữ miền Trung (Từ điển phương ngữ tiếng Việt, nxb Đà Nẵng, 2005). Tác giả dẫn chứng bằng câu ca dao : Núi Ngũ hổ hình như năm khái. Nhưng, Khái nghĩa là gì? Theo Thiều Chửu, Khái (bộ Thạch) nghĩa là cúi lạy. Tục gọi dập đầu lạy là khái đầu. Theo nghĩa này thì Khái là con hổ được thờ, được tín ngưỡng dân gian vái lạy.
Người miền Nam hay đưa Ông Kẹ ra hù doạ con nít, làm cho con nít sợ hãi.
Huỳnh Tịnh Của giải thích Ông Kẹ: Tưởng là ông Trị, là người có công dày với đức Cao Hoàng, đến khi phục quấc, người ban cho một cái bài miễn tử, bổn tánh ông ấy thật thà, hay khi bất bình, ai nấy đều sợ, cho nên có tiếng nhát con nít rằng: ý hà ông kẹ! v.v.
Tra tìm trong chính sử của nhà Nguyễn thời Gia Long, không thấy công thần nào tên Trị. Vả lại, Huỳnh Tịnh Của cũng không cho thấy ông Kẹ có liên hệ gì với ông Trị. Giải thích của Huỳnh Tịnh Của trúc trắc, không hợp lí.
Kẹ nên được hiểu là một âm Việt khác của Cụ (nghĩa là kinh hãi, kính sợ, hạch dọa). Ông Kẹ được đưa ra để hạch doạ con nít, làm cho con nít kinh hãi. Ông Kẹ tương đương với ông Cọp. Cả hai ông đều do cùng một Cụ đẻ ra.
Người xưa đặt tên hùm, cọp, kẹ, kễnh, khái để gọi mấy con hổ mạnh mẽ, ai cũng sợ, được tín ngưỡng dân gian dập đầu vái lạy. Ngoài mấy tên có gốc Hán kể trên, hổ còn có tên thuần Việt là ông ba mươi. Do đâu mà có cái tên này ?
Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức (1931) giải thích : "Ba mươi là tên con cọp. Lệ ngày xưa ai bắt được cọp thì thưởng ba mươi quan tiền, và phạt làm lệ ba mươi roi. Lại có người nói hôm ba mươi tối trời, cọp hay ra quấy nhiễu, cho nên thành tên ấy".
Có người đào sâu vấn đề hơn, cho biết Sự tích ông ba mươi có liên quan đến nhân vật Phạm Nhĩ :
"Đó là vì khi có người nào săn được hổ thì nhà vua có lệ thưởng cho ba mươi quan tiền vì đã trừ được cho loài người một con thú hung ác. Nhưng vua cũng bắt người đó phải chịu ba mươi hèo để cho vong hồn Phạm Nhĩ được thoả mà không tác quái nữa.
Ngày nay còn có câu:
Trời sinh ra hùm có vây,
Hùm mà có cánh, hùm bay lên trời
để nhớ cuộc náo động Thiên cung của Phạm Nhĩ xưa kia". (Truyện cổ Việt Nam, tập 1, Văn Hoá, 1983, tr. 171).
Đúng là truyện hùm có vây của trẻ con. Nghe cho vui thì tạm được. Nhưng, đem ra làm bằng chứng để giải nghĩa một tên gọi của dân gian thì e rằng hơi khiên cưỡng. Mặt khác, chưa thấy sách vở của người lớn ghi chép chuyện vua nào "thưởng ba mươi quan tiền, đồng thời phạt ba mươi hèo" cho người giết được cọp. Vừa thưởng vừa phạt, vừa đánh vừa xoa. Thời phong kiến, nước ta chưa hề có luật lệ nào ba phải đến mức "ba mươi" như vậy.
Ngày xưa, tại các thôn xóm xa xôi hẻo lánh, gần núi rừng, thỉnh thoảng có người bị cọp tha. Tai hoạ khủng khiếp như vậy nhưng dân có kêu than, cầu cứu bề trên cũng vô ích. Quan nào cũng còn bận... việc quan. Sống chết mặc bay. Dân làng phải tự lo phòng vệ. Liều mạng rủ nhau đi săn bắt cọp. May thì giết được cọp. Rủi thì bị cọp giết.
Dường như nhóm Khai Trí Tiến Đức và tác giả truyện Phạm Nhĩ đã thêm mắm thêm muối hơi nhiều vào... một tục lệ của làng Phương Lâm.
Làng Phương Lâm (Hà Nam) thờ hai anh em Hoàng Đình Thụ và Hoàng Đình Độ. Phía trước đình làng có một gò đất nhỏ. Xưa kia nơi đây cây cối rậm rạp, thường có hổ về.
"Theo các cụ già ở làng Phương Lâm thì thường đến đêm 30 tháng chạp, năm nào cũng có hổ về phục tại gò đất trước cửa đình để chầu hai tướng họ Hoàng, gần sáng thì lủi vào rừng. Thấy vậy, nhân dân địa phương khi làm lễ ra đình cúng tất niên thường đem xôi, thịt lợn, chuối ra đặt tại gò đất cho hổ ăn (...).
Có lần hổ xuống "cánh đồng bò" là nơi chuyên môn chăn bò của thôn Chanh bị mắc bẫy (vì dân làng Chanh bị nhiều lần mất bò do hổ vồ đem đi). Con hổ bị lột da. Biết được tin ấy, dân Phương Lâm sang làng Chanh xin chuộc bộ da hổ đem về đình. Hàng năm cứ đến dịp 30 tết lại nhồi trấu vào trong, đem đặt tại gò đất như cũ, để giữ lại tục lệ xưa mà làng đã thực hiện". (Hồ Đức Thọ, Lệ làng Việt Nam, Hà Nội, 1999, tr. 45).
Dân làng Phương Lâm có tục cúng hổ vào đêm ba mươi tháng chạp. Để tránh phạm huý, dân làng gọi hổ là ông ba mươi. Ba mươi nghĩa là ngày ba mươi tết của làng Phương Lâm, chứ không phải ba mươi quan tiền hay ba mươi hèo của nhà vua.
***
Nói đến cọp, xin thêm vài câu để phân biệt... cọp coi hát và coi hát cọp.
Xóm Khoen Tà Tưng của vùng đất Cà Mau, thời còn "dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua", mời một gánh hát về "Hát bội giữa rừng", mua vui cho bà con. Hát xong, gánh hát rời đi nơi khác...
"Chừng một hai tháng sau, cái sân khấu nọ tốc nóc, bao nhiêu nọc tràm làm hàng rào đã lung lay ngã nghiêng trên dòng nước, chừng đó người ta thấy một đôi ông cọp thường lui tới ngồi cú rũ dựa gốc cây gừa bên bờ rạch. Nhứt là đêm có trăng, mấy ổng le lưỡi dài thòn, như nhớ tiếc bao nhiêu con mồi ngon, bao nhiêu tiếng kèn tiếng trống. Biết đâu về sau nầy mấy tiếng "coi hát cọp" là do sự tích của mấy ổng hồi xưa, không chừng!". (Sơn Nam, Hát bội giữa rừng).
Sơn Nam kể truyện cọp coi hát trong rừng. Còn ai muốn coi hát cọp thì phải ở thành phố. Sơn Nam nhầm lẫn cọp coi hát với coi hát cọp. Ngày xưa và cả ngày nay, nhiều rạp hát, rạp chiếu bóng có lệ cho trẻ con (khoảng dưới 10 tuổi) đi theo cha mẹ, khỏi phải mua vé. Đi xem chiếu bóng hay xem hát người lớn thường dắt thêm trẻ con. Ngoài Hà Nội gọi là (trẻ con được) kèm. Trong Sài Gòn gọi là (trẻ con được coi hát) cọp. Cọp là âm rút gọn của accompagné (tiếng Pháp, nghĩa là kèm). Thời Pháp, coi hát cọp nghĩa là coi hát không mất tiền. Sau này tiếng lóng cọp được dùng với nghĩa rộng, chỉ chung những cái không phải bỏ tiền ra mua. Anh Tám Sạc-Ne ngày ngày đọc báo cọp. Thằng Năm Đa- Kao thỉnh thoảng được bạn bè cho ăn cọp...
Tôi còn giữ hai kỉ niệm coi hát cọp. Một cái muốn nhớ, một cái khó quên.
Chẳng hiểu ma dẫn lối quỷ đưa đường ra sao mà hôm ấy (năm 1953) cái thằng tôi lỏi tì lại nổi hứng đi chơi về phía nhà Bác Cổ (Bảo tàng lịch sử Hà Nội bây giờ). Định bụng nếu chán thì leo lên đê sông Hồng bên cạnh hóng mát. Từ nhà đi thẳng một mạch hết phố Ngô Quyền, rẽ tay phải là đến nhà Hát Lớn, nhà Bác Cổ. Quái lạ, nhà Hát Lớn hôm nay có chuyện gì mà người đứng đầy thế này? Tôi tới gần, lẩm nhẩm đọc hàng chữ to tướng trên tấm vải chăng ngang. À, có đoàn Gió Nam (ban Thăng Long, Trần Văn Trạch, Mỹ An...) từ Sài Gòn ra. Người ta đang lũ lượt xếp hàng vào nghe "nhạc cải cách". Thì cứ thử liều xem. Có mất mát gì đâu. Tôi chen lẫn vào đám đông, đứng cạnh một ông đi một mình. "Ông kèm cháu với". Ông mỉm cười, gật đầu cho tôi đi sát bên cạnh. Lúc đưa vé cho người kiểm soát, ông thân mật để tay lên vai tôi. Thế là trót lọt. Lần đầu tiên trong đời tôi được xem hát. Nhớ mãi cảnh Khánh Ngọc đứng trên lầu nghe Trần Văn Trạch hát Tình Ca của Phạm Duy.
Năm 1995, vợ chồng tôi về chơi Hà Nội. Sáng chủ nhật la cà quanh Bờ Hồ. Mỏi chân, định tìm ghế ngồi nghỉ. Bỗng thấy rạp Thăng Long trước mặt. A ha! Xem múa rối nước tại Hà Nội hẳn là phải thú vị hơn lần xem tại Lyon bên Pháp. Nhân tiện được ngồi thư giãn... Rạp hát đông trẻ con, ồn ào vui nhộn. Chúng tôi gợi chuyện một ông ngồi bên cạnh, kèm đứa con nhỏ. Lát sau mới biết vé của chúng tôi sao mà đắt thế. Hỏi người đưa chỗ. Ông này ấp úng bảo chờ để đi hỏi thủ trưởng. Một lát sau ông quay lại cho biết :
- Vì hai bác không kèm trẻ em.
Tôi cười :
- Kèm thêm trẻ em rẻ hơn là đi một mình à?
- Dạ, đúng như vậy đấy!
Nói xong, ông bỏ đi. Ông ngồi bên cạnh nói như để an ủi vợ chồng tôi :
- Ở đây như vậy đấy, hai bác ạ. Hai bác ở nước ngoài về, phải không?
Một hôm bỗng nhớ mấy điệu hát chèo, tôi lấy cái băng mua tại rạp Thăng Long ra nghe. Băng giới thiệu đoàn múa rối nước, bằng tiếng Anh. Không có nhạc. Chán mớ đời!
***
Bọn học trò lười chúng tôi còn nuôi một thứ cọp khác. Đó là cọp bài của nhau. Cọp, nói đủ là cọp-dê, là do copier (tiếng Pháp, nghĩa là sao, chép) được Việt hoá. Tiếng lóng ngày nay gọi hàng giả là cọp. Cọp này cũng là copier. Chính xác hơn thì Cọp của thời kinh tế thị trường là copy (tiếng Anh, đồng nghĩa với copier của tiếng Pháp).
Bà con ta bên Cali rất sợ một giống cọp mới. Cọp này là mấy ông Cop (cảnh sát giao thông). Xe đang phóng vùn vụt trên xa lộ. Bỗng giật mình. Liếc nhìn kính chiếu hậu. Đèn nháy tưng bừng. Thế là...bị cọp vồ mất bóp rồi, má bầy nhỏ ơi! Lại phải thắt lưng buộc bụng, nhịn bia, nhịn nhậu đến bao giờ đây? Yêng hùng xa lộ Biên Hoà năm xưa lầm bầm, chửi thề một mình. Lát sau, lẳng lặng nhận giấy phạt, thận trọng cất vào túi. Rồ máy, nhấn ga. Phóng... dưới tốc độ cho phép.
***
Ai cũng sợ cọp. Nhưng... cọp mà ăn nhằm gì!
"Đức Khổng Tử khi sang nước Tề, đi qua núi Thái Sơn, thấy một người đàn bà khóc ở ngoài đồng, nghe thê thảm lắm. Ngài nói rằng: Người đàn bà này xem như trong nhà có trùng tang. Rồi sai thầy Tử Cống đến hỏi. Người đàn bà thưa rằng: Ở đây lắm hổ, bố chồng tôi đã chết vì hổ, chồng tôi đã chết vì hổ, bây giờ con tôi lại chết vì hổ nữa. Thảm lắm ông ạ! Thầy Tử Cống bảo: Thế sao không bỏ chỗ này đi ở chỗ khác? Người đàn bà nói: Tuy vậy nhưng ở đây chính sách quan trên không đến nỗi hà khắc, tàn bạo như các nơi khác.
Thầy Tử Cống đem câu chuyện thưa lại với Đức Khổng Tử. Đức Khổng Tử nói: Các ngươi nhớ đây: Chính sách hà khắc khốc hại hơn là hổ!".
(Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân, Cổ học tinh hoa, Thọ Xuân, 1962).
***
Thời Pháp có bà me tây khoe với người tình vừa đi chơi vườn bách thú Hà Nội. Bà thấy con : tí ti dôn, tí ti noa, luý măng dê toa, măng dê moa, măng dê tú lơ mông (tí màu vàng, tí màu đen, nó ăn thịt mày, ăn thịt tao, ăn thịt mọi người). Anh chàng cột nhà cháy nhe răng cười, hiểu liền là người yêu tả con cọp. Thời đó dân Hà Nội gọi những người thất nghiệp, lang thang trong vườn bách thú là làm nghề "xỉa răng cọp".
***
Tại một hàng bán đồ mã, có hai con cọp giấy ngồi xổm bàn chuyện thế sự. Bỗng chú cọp con vuốt hai sợi ria mép, lên giọng với bác cọp già:
- Loài người rõ là ngu dại. Như ta đây, màu mè sặc sỡ, dáng vẻ thật oai, giá lại rẻ, đã từng một thời tạo uy tín trên thị trường mê tín, thế mà không hiểu tại sao từ hai ba năm nay lại bị tẩy chay, ế ẩm. Chẳng lẽ ta mất thiêng? Bọn ngu dại lại quay về với đám già nua, giá đắt, đã từng bị ta hất cẳng ra khỏi thị trường.
Bác cọp già, mắt chẳng thèm ngó cọp con, móm mém thều thào:
- Bọn nó không ngu đâu. Chẳng qua lúc túng thì phải dùng hàng rẻ tiền. Bây giờ khá rồi. Cúng lễ phải tỏ lòng thành. Đồ cúng phải đàng hoàng. Bọn ta tuy già nua, kém loè loẹt, nhưng được làm bằng giấy tốt, phẩm bền. Bọn bay chỉ hào nhoáng bề ngoài nhưng bên trong chỉ là mớ giấy dùng cho công việc chẳng thơm tho gì của loài người. Bọn bay năm xưa nhục mạ chúng ta. Rốt cuộc bây giờ cũng chỉ là một lũ cọp giấy, cọp con. Tất cả chỉ là chuyện trâu buộc ghét trâu ăn thôi. Ta nói cho mi biết : Cùng là cọp giấy nhưng phẩm chất khác nhau chứ!
Cọp con bỗng nhận ra mình chỉ là cọp giấy hạng tồi, rẻ tiền. Hổ phụ sinh khuyển tử (bố hổ sinh con chó)... Mình chỉ là đám hậu sinh... khả ố !
Nguyễn Dư
(Lyon, Tết Canh Dần, 2010)
Subscribe to:
Posts (Atom)