A-KHUÊ VỚI NGẬM NGÃI TÌM TRẦM
tác giả : LÊ SƠN THẠCH
( gửi riêng cho Trần Hồ Dũng qua email)
Tôi chia tay A. KHUÊ ( AK) vào một ngày đầu tháng 4/75, khi miền Nam đang rung rinh sụp đổ. Ngày đó không hiểu sao AK và Ðỗ Công Tráng ( Một tay trống- Drummer của ban nhạc) lại ra Phan Rang tìm tôi. Chúng tôi gặp nhau trong niềm vui tái ngộ kể từ ngày chia tay tại Pkeiku, 1972, mặc dù thời cuộc đang ào ào biến động. Khi đoàn quân Nam tiến với T54 và đại pháo rầm rập tiến về Sài Gòn thì AK và ÐCT cũng tháp tùng trở về quê nhà Long Khánh. Và từ đó tôi và AK biệt tin nhau cho đến một ngày gần đây chúng tôi tình cờ nhận được tin nhau và cùng mong một ngày trùng phùng. Nhưng bất hạnh thay, AK đã vội ra đi mà không chờ ngày tái ngộ.
Thế là 2 trong 6 thành viên nhóm Ngậm Ngãi Tìm rTrầm đã vĩnh viễn ra đi, Vũ Hửu Ðịnh rồi A Khuê ! Tôi bỗng nhớ về những ngày tháng êm đẹp và phiêu du với thơ nhạc trong Ngậm Ngãi Tìm Trầm. Nhớ nhất là buỗi sáng trình diển Thơ Nhạc của nhóm Ngậm Ngãi Tìm Trầm tại Trung Tâm Cộng Ðồng- Ðà Nẳng. Hôm đó Nhóm chỉ có một tập thơ nhạc đánh máy bỏ túi với tựa đề "Cũng Vì " gồm Nhạc của Nguyễn Quang Tấn và thơ Vũ Hưũ Ðịnh, A Khuê, Lê Sơn Thạch ( nhiều nhất là thơ AK) để ra mắt thân hữu. Sau nầy chúng tôi tuyển chọn một số bài của AK để in thành tập Vàng Phai. Khán giả hôm đó gồm những nhân sĩ, trí thức , giáo viên như giáo sư Nguyễn Văn Xuân, bác sĩ Huỳnh Tấn Ðối, Chủ Tịch Hội Hồng Thập Tự VN, ký giả Hoàng Hương Nhân vv...và một số học sinh trung học ( khoảng 150 người). Ðặc biệt là thi sĩ lão thành Trần Gia Toại, tác giả tập thơ ngụ ngôn dịch từ thơ La Fontaine. Ông cũng là Giám Ðốc Trung Tâm Cộng Ðồng, người đã sẳn sàng cho mượn hội trường khi nghe tôi trình bày mục đích. Và chính ông là người giới thiệu Nhóm Thơ trước cử toạ với những lời hết sức chân tình. Ông nói: " Trong khi bao nhiêu người suốt ngày cặm cụi đào bới những đống rác Mỹ để tìm đô-la thi lại có những bạn trẻ lại Ngậm Ngãi Tìm trầm, đem lại hương thơm cho đời bằng những lời thơ ý nhạc..." Vì thính khán giả là thành phần chọn lọc nên tất cả đã thưởng thức một cách trang trọng. Khi tiếng hát của Hoài Trang hay Linh Hà ( ca sĩ đài phát thanh Ðà Nẳng ) cất lên với những dòng nhạc của Nguyễn Quang Tấn, phổ từ thơ AK thì cả hội trường im phăng phắt, như đang nín thở để lắng nghe . Và tiếng ca trầm buồn cuả Trần Quang Lộc cùng với giọng ngâm ngọt ngào của Tuyết Quân hoà trong tiếng Thập Lục Huyền Câm cuả Thanh Trúc đưa hồn mọi người bay bổng chơi vơi. Thời gian nầy Trần Quang Lộc chỉ là một xuớng ngôn viên đài phát thanh Ðà Nẳng và là ca sĩ trong chương trình Nhạc Chiều Quê Huơng. Nguyễn Quang Tấn có một cô em gái tên KHUÊ, khoảng 14-15 tuổi, khuông mặt trái xoan, môi trái tim, rất đẹp, đặc biệt có giọng Bắc rất ngọt ngào khiến AK thầm yêu, ai cũng biết chỉ mình cô bé là không biết. Từ đó tên cô gái trở thành bút hiêu của Hoàng Văn Phúc. Ðôi khi NQT nói đùa với AK : Thần tượng của mầy bị tau tát tai hoài. Có một bí mật mà ít ai biết là 5 thành viên của nhóm chúng tôi đều có những bí danh ( nickname) như A. KHUÊ được gọi là Phúc Bò, vì thân hình to lớn và lười. NQT( Nguyễn Quang Tấn ) gọi là Tấn Heo vì ăn ở dơ bẩn. TQL ( Trần Quang Lộc ) gọi là Lộc Thọt hay Lộc Phẹt. VHÐ ( Vũ Hữu Định ) là Trung Lùn. Còn tôi thì mấy thằng em gọi là Nghĩa Khùng, chẳng hiểu tại sao, có lẽ vì những việc tôi làm hơi khùng vì không hề dính dáng đến chức trách một sĩ quan quân y, phụ tá Trưởng phòng ngoại chẩn Tổng Y Viện Duy Tân ở ĐÀ NẴNG ( như lập ban nhạc, lập nhóm thơ v.v..).
Nhắc đên chuyện lập ban nhạc, tôi nhớ đến một chuyện cười ra nước mắt. Giữa năm 1968, một người cùng quê trong cuơng vị chủ tịch Hội Phụng Sự Tự Do ( Alien for Freedom Association), một hội bất vụ lợi (chic!) ( the so-called non-profit organization) có mục đích tri ân các chiến sĩ đồng minh ! nhờ tôi lập ban nhạc để đi trình diển tại các căn cứ Mỹ. Tôi đã nhờ Nguyễn Quang Tấn rủ một số bạn trong ban nhạc Trùng Dương ở ÐN cùng nhau tập hợp để luyện tập. Vì chỉ trình diển cho quân nhân Mỹ nên ca sĩ phải là những người có thể hát nhạc Mỹ. Ban nhạc đã được thành lập với đầy đủ nhạc cụ, nhạc công, trống, guitares vvv...NQT là leader. Văn Hùng vừa là Guitare Accord vừa ca nhạc Mỹ. A Khuê được tháp tùng như một chuyên viên âm thanh,ánh sáng. Trần Quang Lộc vì phải xướng ngôn ở đài nên không đi được.Tôi nhờ một người bạn Mỹ trong toán Dân Sự Vụ ở Phước Tường là một tay chơi nhạc sành sõi làm cố vấn đề tập phát âm cho đúng giọng Mỹ. Ban nhạc chọn những bản nhạc được ưa thích như California Dreaming, The House of the Rising Sun, This Only Love, La Bamba, Tabu , The Number Nine, Norwegian Woods, Michelle vv....Có một cô vũ sexy là Linda Kim ( sau nầy kết hôn với Văn Hùng). Chúng tôi đi trình diển tại các căn cứ Mỹ từ Ðà Nẵng Vào đến Chu Lai, Quảng Ngãi. Ông chủ tịch hứa trả cho ban nhạc 6 ngàn, cô vũ nữ sexy 2 ngàn, 4 cô vũ nữ phụ mỗi cô 1 ngàn cho mỗi sô diển. Chúng tội đi diển liên tục nhiều nơi. Tôi vừa giúp ông ta đi giao dịch với các vị chỉ huy căn cứ vừa làm M.C. cho chương trình ca vũ, vì ông chù tịch không biết một chữ Anh Văn. Ðặc biệt khi đến Chu Lai chúng tôi phải ở lại 15 ngày để trình diển khắp các căn cứ từ Chu Lai tới Quảng Ngãi. Có ngày phải trình diển 2 sô trong khí hậu nóng bức kinh khủng. Mỗi lần trình diễn xong, cả ban nhạc mệt nhoài, thân hình Linda Kim nhễ nhại mồ hôi ,dáng phờ phạc. Nhưng bù lại có được một niềm vui nhỏ là lính Mỹ rất hân hoan nhiệt tình cổ vũ. Thường thì có một anh chàng G.I. cầm nón sắt đền từng bàn quyên tiền TIP và đem đến cho ban nhạc từ 100-200 USD. Sau hơn một tháng lưu diễn, ông chủ tịch mới trả cho chúng tôi được vài sô rồi cứ hứa lần hứa lửa. Cuối cùng ông chuồn mất về Sài Gòn , mang theo món nợ của chúng tôi cả mấy trăm ngàn ( Lương Trung Úy của tôi lúc đó chưa đến 30 ngàn ?) Thì ra ông chủ tịch là một tên điếm quốc tế, và hội của ông là hội "MA" mà đã lừa dược cả ông tư lệnh Mỹ tại VN là Abram làm giấy giới thiệu cho ông đến các vị chỉ huy dưới quyền. Nhưng các thành viên trong ban nhạc kể cả các vũ công xem tôi như người anh cả nên không hề phiền trách gì tôi. Vài năm sau tôi đọc báo thấy có cơ quan nào đó đăng bố cáo buộc ông chủ tịch phải trả một món nợ khổng lồ và đòi sẽ truy tố ông ra tòa về tội lường gạt. Vậy mà chẳng ai tìm ra ông cho đến sau 1975, ông lại xuất hiện ở Sài Gòn và sống phây phây vì các chủ nợ kẻ ngồi tù người lưu vong !!!
LÊ SƠN THẠCH (*)
Tacoma, Washington State (USA) Aug 18th, 2009
(* ) : Là Trưởng nhóm Thơ " Ngậm ngãi tìm trầm " ra mắt tại Đà Nẵng ( 1968 )
gồm : Lê Sơn Thạch , A Khuê , Nguyễn Quang Tấn , Vũ Hữu Định ,
Trần Quang Lộc , Đinh Công Tráng .
tác giả : LÊ SƠN THẠCH
( gửi riêng cho Trần Hồ Dũng qua email)
Tôi chia tay A. KHUÊ ( AK) vào một ngày đầu tháng 4/75, khi miền Nam đang rung rinh sụp đổ. Ngày đó không hiểu sao AK và Ðỗ Công Tráng ( Một tay trống- Drummer của ban nhạc) lại ra Phan Rang tìm tôi. Chúng tôi gặp nhau trong niềm vui tái ngộ kể từ ngày chia tay tại Pkeiku, 1972, mặc dù thời cuộc đang ào ào biến động. Khi đoàn quân Nam tiến với T54 và đại pháo rầm rập tiến về Sài Gòn thì AK và ÐCT cũng tháp tùng trở về quê nhà Long Khánh. Và từ đó tôi và AK biệt tin nhau cho đến một ngày gần đây chúng tôi tình cờ nhận được tin nhau và cùng mong một ngày trùng phùng. Nhưng bất hạnh thay, AK đã vội ra đi mà không chờ ngày tái ngộ.
Thế là 2 trong 6 thành viên nhóm Ngậm Ngãi Tìm rTrầm đã vĩnh viễn ra đi, Vũ Hửu Ðịnh rồi A Khuê ! Tôi bỗng nhớ về những ngày tháng êm đẹp và phiêu du với thơ nhạc trong Ngậm Ngãi Tìm Trầm. Nhớ nhất là buỗi sáng trình diển Thơ Nhạc của nhóm Ngậm Ngãi Tìm Trầm tại Trung Tâm Cộng Ðồng- Ðà Nẳng. Hôm đó Nhóm chỉ có một tập thơ nhạc đánh máy bỏ túi với tựa đề "Cũng Vì " gồm Nhạc của Nguyễn Quang Tấn và thơ Vũ Hưũ Ðịnh, A Khuê, Lê Sơn Thạch ( nhiều nhất là thơ AK) để ra mắt thân hữu. Sau nầy chúng tôi tuyển chọn một số bài của AK để in thành tập Vàng Phai. Khán giả hôm đó gồm những nhân sĩ, trí thức , giáo viên như giáo sư Nguyễn Văn Xuân, bác sĩ Huỳnh Tấn Ðối, Chủ Tịch Hội Hồng Thập Tự VN, ký giả Hoàng Hương Nhân vv...và một số học sinh trung học ( khoảng 150 người). Ðặc biệt là thi sĩ lão thành Trần Gia Toại, tác giả tập thơ ngụ ngôn dịch từ thơ La Fontaine. Ông cũng là Giám Ðốc Trung Tâm Cộng Ðồng, người đã sẳn sàng cho mượn hội trường khi nghe tôi trình bày mục đích. Và chính ông là người giới thiệu Nhóm Thơ trước cử toạ với những lời hết sức chân tình. Ông nói: " Trong khi bao nhiêu người suốt ngày cặm cụi đào bới những đống rác Mỹ để tìm đô-la thi lại có những bạn trẻ lại Ngậm Ngãi Tìm trầm, đem lại hương thơm cho đời bằng những lời thơ ý nhạc..." Vì thính khán giả là thành phần chọn lọc nên tất cả đã thưởng thức một cách trang trọng. Khi tiếng hát của Hoài Trang hay Linh Hà ( ca sĩ đài phát thanh Ðà Nẳng ) cất lên với những dòng nhạc của Nguyễn Quang Tấn, phổ từ thơ AK thì cả hội trường im phăng phắt, như đang nín thở để lắng nghe . Và tiếng ca trầm buồn cuả Trần Quang Lộc cùng với giọng ngâm ngọt ngào của Tuyết Quân hoà trong tiếng Thập Lục Huyền Câm cuả Thanh Trúc đưa hồn mọi người bay bổng chơi vơi. Thời gian nầy Trần Quang Lộc chỉ là một xuớng ngôn viên đài phát thanh Ðà Nẳng và là ca sĩ trong chương trình Nhạc Chiều Quê Huơng. Nguyễn Quang Tấn có một cô em gái tên KHUÊ, khoảng 14-15 tuổi, khuông mặt trái xoan, môi trái tim, rất đẹp, đặc biệt có giọng Bắc rất ngọt ngào khiến AK thầm yêu, ai cũng biết chỉ mình cô bé là không biết. Từ đó tên cô gái trở thành bút hiêu của Hoàng Văn Phúc. Ðôi khi NQT nói đùa với AK : Thần tượng của mầy bị tau tát tai hoài. Có một bí mật mà ít ai biết là 5 thành viên của nhóm chúng tôi đều có những bí danh ( nickname) như A. KHUÊ được gọi là Phúc Bò, vì thân hình to lớn và lười. NQT( Nguyễn Quang Tấn ) gọi là Tấn Heo vì ăn ở dơ bẩn. TQL ( Trần Quang Lộc ) gọi là Lộc Thọt hay Lộc Phẹt. VHÐ ( Vũ Hữu Định ) là Trung Lùn. Còn tôi thì mấy thằng em gọi là Nghĩa Khùng, chẳng hiểu tại sao, có lẽ vì những việc tôi làm hơi khùng vì không hề dính dáng đến chức trách một sĩ quan quân y, phụ tá Trưởng phòng ngoại chẩn Tổng Y Viện Duy Tân ở ĐÀ NẴNG ( như lập ban nhạc, lập nhóm thơ v.v..).
Nhắc đên chuyện lập ban nhạc, tôi nhớ đến một chuyện cười ra nước mắt. Giữa năm 1968, một người cùng quê trong cuơng vị chủ tịch Hội Phụng Sự Tự Do ( Alien for Freedom Association), một hội bất vụ lợi (chic!) ( the so-called non-profit organization) có mục đích tri ân các chiến sĩ đồng minh ! nhờ tôi lập ban nhạc để đi trình diển tại các căn cứ Mỹ. Tôi đã nhờ Nguyễn Quang Tấn rủ một số bạn trong ban nhạc Trùng Dương ở ÐN cùng nhau tập hợp để luyện tập. Vì chỉ trình diển cho quân nhân Mỹ nên ca sĩ phải là những người có thể hát nhạc Mỹ. Ban nhạc đã được thành lập với đầy đủ nhạc cụ, nhạc công, trống, guitares vvv...NQT là leader. Văn Hùng vừa là Guitare Accord vừa ca nhạc Mỹ. A Khuê được tháp tùng như một chuyên viên âm thanh,ánh sáng. Trần Quang Lộc vì phải xướng ngôn ở đài nên không đi được.Tôi nhờ một người bạn Mỹ trong toán Dân Sự Vụ ở Phước Tường là một tay chơi nhạc sành sõi làm cố vấn đề tập phát âm cho đúng giọng Mỹ. Ban nhạc chọn những bản nhạc được ưa thích như California Dreaming, The House of the Rising Sun, This Only Love, La Bamba, Tabu , The Number Nine, Norwegian Woods, Michelle vv....Có một cô vũ sexy là Linda Kim ( sau nầy kết hôn với Văn Hùng). Chúng tôi đi trình diển tại các căn cứ Mỹ từ Ðà Nẵng Vào đến Chu Lai, Quảng Ngãi. Ông chủ tịch hứa trả cho ban nhạc 6 ngàn, cô vũ nữ sexy 2 ngàn, 4 cô vũ nữ phụ mỗi cô 1 ngàn cho mỗi sô diển. Chúng tội đi diển liên tục nhiều nơi. Tôi vừa giúp ông ta đi giao dịch với các vị chỉ huy căn cứ vừa làm M.C. cho chương trình ca vũ, vì ông chù tịch không biết một chữ Anh Văn. Ðặc biệt khi đến Chu Lai chúng tôi phải ở lại 15 ngày để trình diển khắp các căn cứ từ Chu Lai tới Quảng Ngãi. Có ngày phải trình diển 2 sô trong khí hậu nóng bức kinh khủng. Mỗi lần trình diễn xong, cả ban nhạc mệt nhoài, thân hình Linda Kim nhễ nhại mồ hôi ,dáng phờ phạc. Nhưng bù lại có được một niềm vui nhỏ là lính Mỹ rất hân hoan nhiệt tình cổ vũ. Thường thì có một anh chàng G.I. cầm nón sắt đền từng bàn quyên tiền TIP và đem đến cho ban nhạc từ 100-200 USD. Sau hơn một tháng lưu diễn, ông chủ tịch mới trả cho chúng tôi được vài sô rồi cứ hứa lần hứa lửa. Cuối cùng ông chuồn mất về Sài Gòn , mang theo món nợ của chúng tôi cả mấy trăm ngàn ( Lương Trung Úy của tôi lúc đó chưa đến 30 ngàn ?) Thì ra ông chủ tịch là một tên điếm quốc tế, và hội của ông là hội "MA" mà đã lừa dược cả ông tư lệnh Mỹ tại VN là Abram làm giấy giới thiệu cho ông đến các vị chỉ huy dưới quyền. Nhưng các thành viên trong ban nhạc kể cả các vũ công xem tôi như người anh cả nên không hề phiền trách gì tôi. Vài năm sau tôi đọc báo thấy có cơ quan nào đó đăng bố cáo buộc ông chủ tịch phải trả một món nợ khổng lồ và đòi sẽ truy tố ông ra tòa về tội lường gạt. Vậy mà chẳng ai tìm ra ông cho đến sau 1975, ông lại xuất hiện ở Sài Gòn và sống phây phây vì các chủ nợ kẻ ngồi tù người lưu vong !!!
LÊ SƠN THẠCH (*)
Tacoma, Washington State (USA) Aug 18th, 2009
(* ) : Là Trưởng nhóm Thơ " Ngậm ngãi tìm trầm " ra mắt tại Đà Nẵng ( 1968 )
gồm : Lê Sơn Thạch , A Khuê , Nguyễn Quang Tấn , Vũ Hữu Định ,
Trần Quang Lộc , Đinh Công Tráng .
No comments:
Post a Comment