Tiếng Việt: Sự chuyển nghĩa của lớp từ chỉ các bộ phận cơ thể
Nguyễn Hưng Quốc
02 tháng 2 2010
Chúng ta biết số lượng các từ chỉ các bộ phận trên cơ thể con người rất phong phú, bao gồm hai lớp từ thuần Việt và Hán Việt.
Đã phong phú, người Việt Nam lại ghép các từ ấy lại để thành các từ mới: đã có bụng, ruột, lòng, dạ và gan, chúng ta lại có các từ ghép: bụng dạ, lòng dạ, ruột gan; đã có mặt, mũi và mày, chúng ta lại có các từ ghép: mặt mày và mặt mũi; đã có tay và chân, chúng ta lại có chân tay và tay chân, v.v...
Lượng từ vựng chỉ các bộ phận trên cơ thể, do đó, tăng vọt. Và cấu trúc ý nghĩa của chúng cũng khá đa dạng. Có khi từ ghép được hình thành chỉ cốt cho thuận miệng. Nói tóc tai, nhưng thật ra, chỉ có “tóc” là quan trọng; còn “tai” chỉ là từ đệm. Có khi chúng hình thành như một sự tổng hợp: râu ria là râu và ria nói chung.
Nhưng trong phần lớn các trường hợp, ý nghĩa của các từ ghép đều vượt ra ngoài và vượt lên trên ý nghĩa của hai từ tố gốc. Chân tay là chân và tay nói chung, nhưng chân tay và tay chân thì không phải chỉ có tay và chân mà còn có... người: những kẻ thuộc hạ để sai khiến. Cũng vậy, tai mắt là thuộc hạ, nhưng chỉ giới hạn trong công tác rình rập, theo dõi, góp nhặt tin tức. Vai vế thành ra địa vị; máu mặt thành ra thế lực: có thể có những người tuy không có vai vế gì trong chính quyền nhưng lại là người có máu mặt trong địa phương.
Ngoài mối quan hệ gần xa với nghĩa gốc (bụng/ruột/gan), cả ba chữ bụng dạ, lòng dạ và ruột gan đều có những hướng phát triển riêng: trong khi chữ lòng dạ thiên về tính tình, thường mang chút màu sắc tiêu cực (“lòng dạ con người” hay “lòng dạ đàn bà”); chữ bụng dạ thiên về nhận thức (“Bận làm việc túi bụi, còn bụng dạ nào mà nói chuyện thơ văn!”); còn ruột gan thì lại thiên hẳn về khía cạnh tình cảm. Tâm tình tương đắc với nhau, người ta không phơi bày lòng dạ hay bụng dạ mà là phơi bày ruột gan cho nhau xem. Nói đến ruột gan là nói đến những gì sâu kín nhất, tha thiết nhất, chân thành nhất.
Mặt mày và mặt mũi đều có nghĩa là diện mạo; nhưng khác với mặt mày, chữ mặt mũi còn có nghĩa là thể diện, đặc biệt thường được dùng khi thể diện đã bị sứt mẻ khá nhiều và người ta không muốn nó bị tiêu huỷ hoàn toàn: “Sau khi bị án tù vì tội ăn trộm gà, ông ấy không còn mặt mũi nào mà về làng nữa.”
Cũng có yếu tố “máu” nhưng máu thịt lại khác với máu mủ hay ruột thịt. Máu thịt có ý nghĩa vừa hẹp hơn lại vừa rộng hơn các chữ kia. Hẹp hơn bởi vì nếu chỉ quan hệ thân tộc thì máu mủ và ruột thịt có thể chỉ cả quan hệ hàng ngang, giữa anh em, và rộng hơn, giữa họ hàng với nhau. Còn máu thịt thì chỉ giới hạn trong phạm vi hàng dọc, chỉ quan hệ giữa cha mẹ và con cái, với ý nghĩa xem con cái như là chính máu thịt của cha mẹ. Chữ máu thịt không mở rộng tới quan hệ họ hàng. Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, chữ máu thịt lại có ý nghĩa rất rộng, không chỉ giới hạn trong quan hệ giữa người với người. Quan hệ máu thịt là thứ quan hệ gắn bó đến mức cực kỳ sâu sắc, không dễ gì phai nhạt được. Chúng ta có thể nói đến quan hệ máu thịt giữa mình với quê hương, với tiếng mẹ đẻ, hay với các tác phẩm do mình nắn nót viết ra.
Cả ba chữ miệng lưỡi, mồm miệng và mồm mép đều chỉ khả năng ăn nói, nhưng có lẽ chỉ có chữ miệng lưỡi là có ý nghĩa hoàn toàn tích cực: người miệng lưỡi là người vừa có tài diễn đạt vừa có khiếu biện luận. Ðó là kẻ không dễ gì bị lấn áp. Trong khi đó, hai chữ mồm miệng hay mồm mép hầu như chỉ tập trung vào khả năng ăn nói chứ không liên hệ gì đến khả năng biện luận. Người mồm miệng hay mồm mép có thể chỉ là người đa ngôn, người lém lỉnh chứ chưa chắc đã là người lý sự, thông minh hay uyên bác. Bởi vậy, chúng thường gắn liền với ý chê bai.
Gốc rễ của phần lớn những khác biệt giữa các chữ ngỡ như đồng nghĩa vừa nêu chủ yếu nằm ngay trong sắc thái ngữ nghĩa của các từ tố gốc. Ðã đành mồm cũng là miệng, nhưng người Việt Nam nào lại chả biết sắc thái biểu cảm của chữ mồm thường nghiêng về khía cạnh tiêu cực. Khen người yêu, người ta chỉ có thể nói: “Miệng em đẹp” chứ không ai lại nói: “Mồm em đẹp”. Không chừng vì mồm gần với mõm nên âm hao có phần kém thanh tao. Chửi nhau, để cho nặng lời, người ta không dùng chữ miệng mà dùng chữ mồm: cách nói “Vả vào mồm” bao giờ cũng dữ dằn hơn cách nói “Vả vào miệng”. Muốn cho dữ dằn hơn nữa, người ta thế chữ mồm bằng chữ mõm hay chữ mỏ: “Ðánh cho dập mõm”, “đánh cho phù mỏ” hay “đánh cho bể mồm...” là những cách nói rất thường nghe trong các cuộc đấu khẩu ở Việt Nam.
Như vậy, trước và trong quá trình chuyển nghĩa của các từ ghép, từng từ tố chỉ các bộ phận trên cơ thể cũng được chuyển nghĩa. Nhờ sự chuyển nghĩa này, các từ chỉ các bộ phận trên cơ thể trở thành những từ có sức “sinh sản” rất cao: từ thân thể con người, chúng được dùng để chỉ nhiều sự vật, hiện tượng hay đặc điểm khác nhau trong xã hội. Trong sự chuyển nghĩa ấy, thân thể con người tự nhiên trở thành trung tâm, thành trục quy chiếu để từ đó người ta định danh những sự vật khác hay những mối quan hệ giữa người và người, giữa người và vật.
Mũi con người có hình thù khá nhọn và là phần nhô ra phía trước ư? Vậy thì, những gì có đầu nhọn và nhô ra sẽ được gọi là “mũi”, từ đó, chúng ta không những có mũi dao, mũi kéo... mà còn có mũi thuyền, thậm chí, mũi Cà Mau và mũi tiến quân, v.v...
Ðầu con người có hình khối cầu, ở trên cùng, có chức năng suy nghĩ và điều khiển toàn thân thể ư? Vậy thì, chúng ta có, từ sự tương đồng về hình dạng: đầu gối, đầu đạn, đầu đập..; từ sự tương đồng về vị trí: đầu núi, đầu hồi, đầu xứ, đầu danh sách...; từ sự tương đồng về chức năng: đầu mục, đầu nậu, đầu sỏ, đầu têu, đầu trò, rồi đứng đầu, cầm đầu, dẫn đầu, đương đầu, đối đầu, v.v...
Cổ cũng thế. Nó thon, nhỏ, nối liền đầu và thân ư? Vậy thì, chúng ta có: cổ chai, cổ lọ, cổ chày.... Nó có chức năng giữ cái đầu mà cái đầu được xem là biểu tượng của trí tuệ ư? Vậy thì nó sẽ trở thành biểu tượng của ý chí và quyền lực, từ đó, chúng ta có: cứng cổ, cưỡi cổ, lôi cổ, siết cổ hay một cổ hai tròng, v.v..
Tay người có chức năng nắm giữ ư? Vậy thì tay trở thành từ chỉ sở hữu: tay trắng và tay không. Tay có chức năng hành động ư? Vậy thì nó trở thành từ chỉ sự thực hiện: ra tay, xuống tay, khéo tay, hoa tay, mát tay, non tay, nặng tay, nhẹ tay, nhúng tay, tay nghề, tay ngang... Tay là bộ phận phụ thuộc ư? Vậy thì chúng ta có: tay chân, tay sai, tay trong hay tay ngoài, v.v...
Đại khái thế.
trang ca nhan cua TRAN HO DUNG . De luu lai nhung bai viet hay .
Thursday, February 04, 2010
Đọc thơ : Thơ và văn bản
Nguyễn Hưng Quốc
Đọc? Thì ai mà chẳng đọc? Nhận định có vẻ hiển nhiên ấy, thật ra, chỉ hiển nhiên, đối với người phương Tây, trong vòng mấy trăm năm trở lại đây; và riêng đối với người Việt Nam, khoảng trên dưới một thế kỷ. Trước, khi chưa có chữ viết, không ai đọc; khi chữ viết chưa phổ cập, rất hiếm người đọc. Ở Việt Nam, trong cả hàng ngàn năm, hầu hết người ta chỉ nói thơ và nghe thơ.
Chữ “nói thơ” ấy rất thông dụng ở miền Nam trước kia. Nói theo kiểu “nói Lục Vân Tiên”. Nói, ở đây, không phải là ứng khẩu hay ứng tác. Mà, thật ra, là đọc. Có điều đó là cái đọc không có văn bản. Đọc từ ký ức. Và, trước đó, để thuộc lòng, người ta thường cũng không đọc. Người ta chỉ nghe ai đó đọc hay nói. Cả người dạy lẫn người học đều châu tuần chung quanh một sinh hoạt có tính chất truyền khẩu. Điều này không những đúng đối với văn học dân gian mà còn đúng với cả văn học thành văn nữa.
Cái gọi là văn học thành văn của Việt Nam ngày xưa thực chất là một thứ văn học bán thành văn và bán truyền khẩu. Tác giả: Có. Tác phẩm: Có. Nhưng do tình trạng in ấn lạc hậu và nạn mù chữ cao, hầu hết các tác phẩm ấy đều chỉ được lưu truyền dưới hình thức truyền miệng. Ngay đối với những tác phẩm được xem là kiệt tác như Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng không mấy người được đọc. Phần lớn người ta chỉ nghe ai đó thuộc lòng tác phẩm đọc. Rồi người ta nhớ. Rồi người ta lại truyền tụng tiếp. Cũng bằng miệng.
Phân biệt nói và đọc như trên cũng có nghĩa là ghi nhận một yếu tính của đọc: văn bản. Trong bốn kỹ năng ngôn ngữ cơ bản của nhân loại, chỉ có đọc và viết là gắn liền với văn bản; còn nghe và nói thì không. Văn bản, trong đọc và viết, không giống nhau hẳn: trong viết, nó được sản xuất; trong đọc, nó được tiêu thụ. Cũng có thể nói, đọc là cách tiêu thụ một văn bản.
Văn bản được hình thành từ hai điều kiện, đồng thời cũng là hai trong vài phát minh quan trọng nhất của nhân loại: văn tự và ấn loát (sau này là internet).
Với hai điều kiện ấy, văn bản có thêm một kích thước mới mà các tác phẩm văn học dân gian không có: không gian. Bình thường, thơ vẫn được xem là một loại hình nghệ thuật thời gian. Giống như âm nhạc. Để đọc, cũng như để hát và nghe hát, người ta phải bắt đầu ở một thời điểm và kết thúc ở một thời điểm khác. Và cũng giống âm nhạc, nó cũng là một thứ nghệ thuật thính giác: Trong nền văn hoá truyền khẩu, người ta chỉ thưởng thức thơ bằng lỗ tai. Ngay cả khi kỹ thuật in đã xuất hiện, thói quen đọc to để nghe chính tác phẩm mình đang đọc vẫn kéo dài khá lâu.
Được thưởng thức bằng tai, không có gì đáng ngạc nhiên, yếu tính của thơ nằm ở nhạc điệu. Vần, nhịp, luật bằng trắc, và, phần nào, cả niêm và đối nữa, được sử dụng để củng cố cái yếu tính ấy. Đọc, chủ yếu là để nghe cái âm vang và độ luyến láy của chữ. Ý nghĩa của bài thơ nổi lên, một mặt, ở ngữ nghĩa, hình tượng, sự hô ứng và độ đối xứng; mặt khác, ở khía cạnh ngữ âm. Các nhà thơ tượng trưng đẩy khía cạnh sau cùng đến cực độ khi chủ trương ngữ âm là yếu tố chủ đạo trong việc tạo nghĩa và làm nên tính thơ.
Được in trên mặt giấy hay được bày trên màn ảnh vi tính, thơ biến chất: nó là một nghệ thuật thời gian nhưng đồng thời cũng là một thứ nghệ thuật không gian. Xin lưu ý: tính không gian (spatiality) không làm tính thời gian (temporality) biến mất. Tính không gian xuất hiện như một bổ sung chứ không phải như một loại trừ. Đọc, người ta vẫn phải quét mắt từ trên xuống dưới, từ trang trước đến trang sau. Tuy nhiên, người ta cũng có thể, cùng lúc, phóng mắt bao quát toàn bộ văn bản để ghi nhận, chẳng hạn, những khoảng trống chung quanh văn bản cũng như những điểm nối từ chỗ này đến chỗ khác, những điểm nối dễ dàng bị bỏ qua nếu chúng chỉ được nghe bằng tai.
Là một nghệ thuật thời gian, phương tiện chủ yếu của thơ vẫn là ngôn ngữ; và sức mạnh chủ yếu của ngôn ngữ vẫn nằm ở nhạc tính; tất cả đều được tiếp nhận và cảm nhận theo một trật tự mang thời tính rõ rệt.
Là một nghệ thuật không gian, thơ dần dần có xu hướng phi từ vựng hoá: trong bài thơ không những chỉ có từ vựng mà còn có nhiều yếu tố phi từ vựng, từ các dấu câu đến cách trình bày và cả những khoảng trắng chung quanh các con chữ: Tất cả đều là, hoặc có khả năng là, những ký hiệu có nghĩa.
Là một nghệ thuật không gian, bài thơ trở thành một vật thể. Có thể nói tính vật thể (materiality) là một trong những phát hiện mới mẻ và độc đáo của giới phê bình văn học trên thế giới trong nửa đầu thế kỷ 20. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà Phê Bình Mới của Anh Mỹ thường xem bài thơ như một bức tượng bằng lời (verbal icon) hoặc một chiếc bình được chạm trổ hoàn hảo (well wrought urn).
Tính vật thể của bài thơ dẫn đến hai hệ luận chính: Một, tính khả xúc (palpability): người ta có thể nghe, nhìn, thậm chí, có thể sờ chạm được vào văn bản thơ để có thể ghi nhận và cảm nhận một cách cụ thể những chỗ trơn láng hay gồ ghề, sần sùi, thô nhám trong ngôn ngữ và hình thể của bài thơ; hai: tính bất khả thay thế: đọc thơ là đọc văn bản thơ đang bày ra trước mắt chứ không phải bất cứ một cái gì khác, từ những thông điệp mà người ta nghĩ là bài thơ muốn ký thác đến những nội dung có thể tóm tắt được trong vài câu hay vài đoạn. Đó là lý do tại sao các nhà Phê Bình Mới của Anh Mỹ kịch liệt phản đối việc diễn xuôi (paraphrase) thơ.
Là một nghệ thuật thời gian, thơ được tiếp nhận chủ yếu bằng tai. Là một nghệ thuật không gian, thơ cần được thưởng thức bằng mắt. Sự kết hợp giữa tính thời gian và tính không gian đòi hỏi người đọc sử dụng cả hai giác quan hầu như cùng lúc: thính giác và thị giác. Có thể nói, để thưởng thức thơ, người ta phải biết nghe những gì mình thấy. Chữ có nhạc tính, đã đành. Trong thơ, kể cả thơ cụ thể và thơ hình hoạ, ngay những đường nét và khoảng trống cũng cần có nhạc tính. Theo tôi, đó là ranh giới cuối cùng của thơ, điểm phân biệt giữa thơ cụ thể cũng như thơ hình hoạ với hội hoạ. Hội hoạ chỉ có hình, màu và cấu trúc. Thơ, sau hình, màu và cấu trúc, vang lên âm hưởng của chữ. Cảm giác thơ, theo tôi, chủ yếu vẫn là cảm giác về chữ.
Tiếp nhận bằng tai là tiếp nhận ngôn ngữ ở khía cạnh cơ bản và nguyên thuỷ của nó: ngôn ngữ, trước hết, là âm thanh. Ngay cả khi đọc thầm, người ta cũng nghe được sự xôn xao của chữ, cũng cảm nhận được những nhịp văn lúc lên bổng lúc xuống trầm, lúc mau lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu, lúc ngân nga lúc chát chúa.
Tiếp nhận bằng mắt là quan sát hình thế của các con chữ. Quan sát sự chuyển động của các con chữ ấy. Quan sát cái không gian bao trùm cả bài thơ.
Quan sát chứ không phải là nhìn. Đọc khác với nhìn. Cầm trên tay một văn bản bằng thứ tiếng gì đó, người mù chữ nhìn; người biết chữ đọc. Như vậy, đọc không phải chỉ là nhìn. Đọc là nhìn và giải mã cùng lúc.
Ngôn ngữ, tự bản chất, là một thứ mã (code), làm bằng các ký hiệu. Không có ký hiệu nào tự nó và cho nó cả. Ký hiệu nào cũng là một ký hiệu của một cái gì khác. Ferdinand de Saussure phân biệt hai khía cạnh của ký hiệu (sign): cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt (signified). Đọc thơ, bởi vậy, là từ cái biểu đạt đi tìm cái được biểu đạt. Tuy nhiên, như các nhà hậu cấu trúc luận và giải kiến tạo chứng minh, cái được biểu đạt, tự nó, sẽ biến thành cái biểu đạt cho cái được biểu đạt khác; rồi cái được biểu đạt ấy lại trở thành cái biểu đạt cho một cái được biểu đạt khác nữa. Cứ thế, liên tục.
Giải mã thơ, do đó, thực chất là quá trình phát hiện các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp và hầu như vô tận giữa những cái biểu đạt / được biểu đạt / biểu đạt / được biểu đạt… Phát hiện các quan hệ là phát hiện tính hệ thống của một bài thơ. Bài thơ hay bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng là một hệ thống. Tính hệ thống được biểu hiện qua cấu trúc.
Giải mã một bài thơ, bởi vậy, nghĩ cho cùng, là khám phá ra cấu trúc của nó. Cái cấu trúc ấy, trước, theo các nhà Phê Bình Mới và cấu trúc luận, là một cái gì khép kín; sau, theo các nhà hậu cấu trúc và giải kiến tạo, là một cái gì mở, mở đến gần như vô hạn. Mang tính mở, nên cấu trúc không ngừng thay đổi. Khi cấu trúc thay đổi, văn bản tự động trở thành liên văn bản. Khi văn bản trở thành liên văn bản, ý nghĩa của bài thơ bị triển hạn. Triển hạn đến đâu? Không biết. Nó sẽ không có điểm tận cùng nào cả.
Với việc phát hiện ra các quan hệ cũng như tính hệ thống và cấu trúc của tác phẩm, người đọc đi từ tiếp nhận sang tiêu hoá.
Tiêu hoá, trong đọc, trước hết là phân tích. Phân tích là lựa chọn, từ việc lựa chọn dữ liệu đến việc lựa chọn phương pháp luận. Với sự lựa chọn như vậy, phân tích biến thành một cách diễn dịch. Và diễn dịch, với mức độ nào đó, có thể nói, là một cách viết lại cái văn bản mình đọc. Đọc là viết-lại, là viết trên cái văn bản đã được viết, là tham gia vào quá trình sáng tạo, là, nói cách khác, trở thành tác giả của cái văn-bản-được-đọc. Xin lưu ý: chỉ là tác giả của cái văn-bản-được-đọc. Cái văn bản ấy chỉ một mình hắn biết. Đọc là viết-lại trong riêng tư, một cách thầm lặng. Mỗi độc giả là một tác giả thầm lặng. Tính chất thầm lặng trở thành một trong những đặc điểm nổi bật nhất của đọc. Đọc là một cách nuôi dưỡng nỗi niềm thầm lặng: người đọc không những lọt vào sự thầm lặng mà còn hít thở và lớn lên trong sự thầm lặng. Họ được nuôi dưỡng bởi sự thầm lặng. Tập nghe ngóng những âm thanh vang lên từ thầm lặng. Để biết ngây ngất trước những mùi hương của thầm lặng.
Đọc? Thì ai mà chẳng đọc? Nhận định có vẻ hiển nhiên ấy, thật ra, chỉ hiển nhiên, đối với người phương Tây, trong vòng mấy trăm năm trở lại đây; và riêng đối với người Việt Nam, khoảng trên dưới một thế kỷ. Trước, khi chưa có chữ viết, không ai đọc; khi chữ viết chưa phổ cập, rất hiếm người đọc. Ở Việt Nam, trong cả hàng ngàn năm, hầu hết người ta chỉ nói thơ và nghe thơ.
Chữ “nói thơ” ấy rất thông dụng ở miền Nam trước kia. Nói theo kiểu “nói Lục Vân Tiên”. Nói, ở đây, không phải là ứng khẩu hay ứng tác. Mà, thật ra, là đọc. Có điều đó là cái đọc không có văn bản. Đọc từ ký ức. Và, trước đó, để thuộc lòng, người ta thường cũng không đọc. Người ta chỉ nghe ai đó đọc hay nói. Cả người dạy lẫn người học đều châu tuần chung quanh một sinh hoạt có tính chất truyền khẩu. Điều này không những đúng đối với văn học dân gian mà còn đúng với cả văn học thành văn nữa.
Cái gọi là văn học thành văn của Việt Nam ngày xưa thực chất là một thứ văn học bán thành văn và bán truyền khẩu. Tác giả: Có. Tác phẩm: Có. Nhưng do tình trạng in ấn lạc hậu và nạn mù chữ cao, hầu hết các tác phẩm ấy đều chỉ được lưu truyền dưới hình thức truyền miệng. Ngay đối với những tác phẩm được xem là kiệt tác như Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng không mấy người được đọc. Phần lớn người ta chỉ nghe ai đó thuộc lòng tác phẩm đọc. Rồi người ta nhớ. Rồi người ta lại truyền tụng tiếp. Cũng bằng miệng.
Phân biệt nói và đọc như trên cũng có nghĩa là ghi nhận một yếu tính của đọc: văn bản. Trong bốn kỹ năng ngôn ngữ cơ bản của nhân loại, chỉ có đọc và viết là gắn liền với văn bản; còn nghe và nói thì không. Văn bản, trong đọc và viết, không giống nhau hẳn: trong viết, nó được sản xuất; trong đọc, nó được tiêu thụ. Cũng có thể nói, đọc là cách tiêu thụ một văn bản.
Văn bản được hình thành từ hai điều kiện, đồng thời cũng là hai trong vài phát minh quan trọng nhất của nhân loại: văn tự và ấn loát (sau này là internet).
Với hai điều kiện ấy, văn bản có thêm một kích thước mới mà các tác phẩm văn học dân gian không có: không gian. Bình thường, thơ vẫn được xem là một loại hình nghệ thuật thời gian. Giống như âm nhạc. Để đọc, cũng như để hát và nghe hát, người ta phải bắt đầu ở một thời điểm và kết thúc ở một thời điểm khác. Và cũng giống âm nhạc, nó cũng là một thứ nghệ thuật thính giác: Trong nền văn hoá truyền khẩu, người ta chỉ thưởng thức thơ bằng lỗ tai. Ngay cả khi kỹ thuật in đã xuất hiện, thói quen đọc to để nghe chính tác phẩm mình đang đọc vẫn kéo dài khá lâu.
Được thưởng thức bằng tai, không có gì đáng ngạc nhiên, yếu tính của thơ nằm ở nhạc điệu. Vần, nhịp, luật bằng trắc, và, phần nào, cả niêm và đối nữa, được sử dụng để củng cố cái yếu tính ấy. Đọc, chủ yếu là để nghe cái âm vang và độ luyến láy của chữ. Ý nghĩa của bài thơ nổi lên, một mặt, ở ngữ nghĩa, hình tượng, sự hô ứng và độ đối xứng; mặt khác, ở khía cạnh ngữ âm. Các nhà thơ tượng trưng đẩy khía cạnh sau cùng đến cực độ khi chủ trương ngữ âm là yếu tố chủ đạo trong việc tạo nghĩa và làm nên tính thơ.
Được in trên mặt giấy hay được bày trên màn ảnh vi tính, thơ biến chất: nó là một nghệ thuật thời gian nhưng đồng thời cũng là một thứ nghệ thuật không gian. Xin lưu ý: tính không gian (spatiality) không làm tính thời gian (temporality) biến mất. Tính không gian xuất hiện như một bổ sung chứ không phải như một loại trừ. Đọc, người ta vẫn phải quét mắt từ trên xuống dưới, từ trang trước đến trang sau. Tuy nhiên, người ta cũng có thể, cùng lúc, phóng mắt bao quát toàn bộ văn bản để ghi nhận, chẳng hạn, những khoảng trống chung quanh văn bản cũng như những điểm nối từ chỗ này đến chỗ khác, những điểm nối dễ dàng bị bỏ qua nếu chúng chỉ được nghe bằng tai.
Là một nghệ thuật thời gian, phương tiện chủ yếu của thơ vẫn là ngôn ngữ; và sức mạnh chủ yếu của ngôn ngữ vẫn nằm ở nhạc tính; tất cả đều được tiếp nhận và cảm nhận theo một trật tự mang thời tính rõ rệt.
Là một nghệ thuật không gian, thơ dần dần có xu hướng phi từ vựng hoá: trong bài thơ không những chỉ có từ vựng mà còn có nhiều yếu tố phi từ vựng, từ các dấu câu đến cách trình bày và cả những khoảng trắng chung quanh các con chữ: Tất cả đều là, hoặc có khả năng là, những ký hiệu có nghĩa.
Là một nghệ thuật không gian, bài thơ trở thành một vật thể. Có thể nói tính vật thể (materiality) là một trong những phát hiện mới mẻ và độc đáo của giới phê bình văn học trên thế giới trong nửa đầu thế kỷ 20. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà Phê Bình Mới của Anh Mỹ thường xem bài thơ như một bức tượng bằng lời (verbal icon) hoặc một chiếc bình được chạm trổ hoàn hảo (well wrought urn).
Tính vật thể của bài thơ dẫn đến hai hệ luận chính: Một, tính khả xúc (palpability): người ta có thể nghe, nhìn, thậm chí, có thể sờ chạm được vào văn bản thơ để có thể ghi nhận và cảm nhận một cách cụ thể những chỗ trơn láng hay gồ ghề, sần sùi, thô nhám trong ngôn ngữ và hình thể của bài thơ; hai: tính bất khả thay thế: đọc thơ là đọc văn bản thơ đang bày ra trước mắt chứ không phải bất cứ một cái gì khác, từ những thông điệp mà người ta nghĩ là bài thơ muốn ký thác đến những nội dung có thể tóm tắt được trong vài câu hay vài đoạn. Đó là lý do tại sao các nhà Phê Bình Mới của Anh Mỹ kịch liệt phản đối việc diễn xuôi (paraphrase) thơ.
Là một nghệ thuật thời gian, thơ được tiếp nhận chủ yếu bằng tai. Là một nghệ thuật không gian, thơ cần được thưởng thức bằng mắt. Sự kết hợp giữa tính thời gian và tính không gian đòi hỏi người đọc sử dụng cả hai giác quan hầu như cùng lúc: thính giác và thị giác. Có thể nói, để thưởng thức thơ, người ta phải biết nghe những gì mình thấy. Chữ có nhạc tính, đã đành. Trong thơ, kể cả thơ cụ thể và thơ hình hoạ, ngay những đường nét và khoảng trống cũng cần có nhạc tính. Theo tôi, đó là ranh giới cuối cùng của thơ, điểm phân biệt giữa thơ cụ thể cũng như thơ hình hoạ với hội hoạ. Hội hoạ chỉ có hình, màu và cấu trúc. Thơ, sau hình, màu và cấu trúc, vang lên âm hưởng của chữ. Cảm giác thơ, theo tôi, chủ yếu vẫn là cảm giác về chữ.
Tiếp nhận bằng tai là tiếp nhận ngôn ngữ ở khía cạnh cơ bản và nguyên thuỷ của nó: ngôn ngữ, trước hết, là âm thanh. Ngay cả khi đọc thầm, người ta cũng nghe được sự xôn xao của chữ, cũng cảm nhận được những nhịp văn lúc lên bổng lúc xuống trầm, lúc mau lúc chậm, lúc mạnh lúc yếu, lúc ngân nga lúc chát chúa.
Tiếp nhận bằng mắt là quan sát hình thế của các con chữ. Quan sát sự chuyển động của các con chữ ấy. Quan sát cái không gian bao trùm cả bài thơ.
Quan sát chứ không phải là nhìn. Đọc khác với nhìn. Cầm trên tay một văn bản bằng thứ tiếng gì đó, người mù chữ nhìn; người biết chữ đọc. Như vậy, đọc không phải chỉ là nhìn. Đọc là nhìn và giải mã cùng lúc.
Ngôn ngữ, tự bản chất, là một thứ mã (code), làm bằng các ký hiệu. Không có ký hiệu nào tự nó và cho nó cả. Ký hiệu nào cũng là một ký hiệu của một cái gì khác. Ferdinand de Saussure phân biệt hai khía cạnh của ký hiệu (sign): cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt (signified). Đọc thơ, bởi vậy, là từ cái biểu đạt đi tìm cái được biểu đạt. Tuy nhiên, như các nhà hậu cấu trúc luận và giải kiến tạo chứng minh, cái được biểu đạt, tự nó, sẽ biến thành cái biểu đạt cho cái được biểu đạt khác; rồi cái được biểu đạt ấy lại trở thành cái biểu đạt cho một cái được biểu đạt khác nữa. Cứ thế, liên tục.
Giải mã thơ, do đó, thực chất là quá trình phát hiện các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp và hầu như vô tận giữa những cái biểu đạt / được biểu đạt / biểu đạt / được biểu đạt… Phát hiện các quan hệ là phát hiện tính hệ thống của một bài thơ. Bài thơ hay bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng là một hệ thống. Tính hệ thống được biểu hiện qua cấu trúc.
Giải mã một bài thơ, bởi vậy, nghĩ cho cùng, là khám phá ra cấu trúc của nó. Cái cấu trúc ấy, trước, theo các nhà Phê Bình Mới và cấu trúc luận, là một cái gì khép kín; sau, theo các nhà hậu cấu trúc và giải kiến tạo, là một cái gì mở, mở đến gần như vô hạn. Mang tính mở, nên cấu trúc không ngừng thay đổi. Khi cấu trúc thay đổi, văn bản tự động trở thành liên văn bản. Khi văn bản trở thành liên văn bản, ý nghĩa của bài thơ bị triển hạn. Triển hạn đến đâu? Không biết. Nó sẽ không có điểm tận cùng nào cả.
Với việc phát hiện ra các quan hệ cũng như tính hệ thống và cấu trúc của tác phẩm, người đọc đi từ tiếp nhận sang tiêu hoá.
Tiêu hoá, trong đọc, trước hết là phân tích. Phân tích là lựa chọn, từ việc lựa chọn dữ liệu đến việc lựa chọn phương pháp luận. Với sự lựa chọn như vậy, phân tích biến thành một cách diễn dịch. Và diễn dịch, với mức độ nào đó, có thể nói, là một cách viết lại cái văn bản mình đọc. Đọc là viết-lại, là viết trên cái văn bản đã được viết, là tham gia vào quá trình sáng tạo, là, nói cách khác, trở thành tác giả của cái văn-bản-được-đọc. Xin lưu ý: chỉ là tác giả của cái văn-bản-được-đọc. Cái văn bản ấy chỉ một mình hắn biết. Đọc là viết-lại trong riêng tư, một cách thầm lặng. Mỗi độc giả là một tác giả thầm lặng. Tính chất thầm lặng trở thành một trong những đặc điểm nổi bật nhất của đọc. Đọc là một cách nuôi dưỡng nỗi niềm thầm lặng: người đọc không những lọt vào sự thầm lặng mà còn hít thở và lớn lên trong sự thầm lặng. Họ được nuôi dưỡng bởi sự thầm lặng. Tập nghe ngóng những âm thanh vang lên từ thầm lặng. Để biết ngây ngất trước những mùi hương của thầm lặng.
Nguyễn Hưng Quốc - Đọc thơ: Những sự tương tác
Đọc thơ: Những sự tương tác
Nguyễn Hưng Quốc Thứ Ba, 29 tháng 12 2009
Người ta tiếp nhận bài thơ bằng tai và mắt nhưng tiêu hoá bài thơ chủ yếu bằng tri thức và trí tuệ.
Một số người đề cao lối đọc thơ hồn nhiên và ngây thơ, chỉ cậy vào trực cảm. Đó chỉ là một ảo tưởng.
Không có cái đọc văn học nào đi ra ngoài những tri thức về việc đọc và về văn học nói chung. Người ta không thể đọc thơ nếu không biết cái văn bản mình đang đọc là thơ. Không phải ngẫu nhiên mà, ở buổi đầu của các cuộc cách mạng thơ, hầu hết các bài thơ tiên phong đều bị phủ nhận trước khi bị phê phán: Người ta không xem chúng là thơ trước khi chê chúng là thơ dở. Có thể nói, trong trường hợp này, yếu tính có trước hiện hữu, hay, nói theo cách nói của René Descartes, “Đó là thơ, vậy nó được đọc như thơ”.
Nói cách khác, đọc thơ, dù muốn hay không, bao giờ cũng là đọc ngược: Ngược về những bài thơ trước đó; ngược đến tận những bài ca dao và những bài hát ru mà người ta nghe từ lúc mới lọt lòng. Con đường ngược chiều ấy càng dài và càng phong phú bao nhiêu, việc tiêu hoá bài thơ sẽ càng dễ dàng và sâu sắc bấy nhiêu. Con đường ngược chiều ấy dài bằng lịch sử thi ca của một nước hay nhiều nước, lại càng tốt hơn nữa: người ta sẽ có nhiều cơ hội để phát hiện, ít nhất, những tính chất liên văn bản trong văn bản của bài thơ ấy: có khi chính những làn sáng hắt từ xa, rất xa, làm bài thơ đẹp hẳn lên. Ngược cả trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, hoặc ít nhất, của một dân tộc, về thơ để có thể nắm bắt được những nền tảng mỹ học đằng sau bài thơ và những cách tân, nếu có, mà bài thơ ấy mang lại.
Đọc thơ, dù muốn hay không, bao giờ cũng là đọc toả, theo chiều rộng, đến những bài thơ khác cùng đề tài hoặc cùng thể loại; đến những chữ có họ hàng với những chữ trong bài thơ. Nguyên tắc là càng toả rộng ra ngoài bài thơ bao nhiêu thì càng có cơ hội lắng xuống chiều sâu của bài thơ đang đọc bấy nhiêu.
Đọc thơ nên đọc nhảy, nhảy về phía trước, phía của tương lai, để có thể nắm bắt được những cái đẹp đang hình thành, những mùa hoa vừa mới chớm, đang còn e ấp trong nụ. Như những người nhạy cảm nhất trong một thời đại thường đọc khi lần đầu tiếp cận với những bài thơ đầu mùa.
Đọc thơ, như vậy, là một sự tương tác. Có vô số kiểu và vô số mức độ tương tác. Tương tác giữa kiến thức và trí tuệ. Giữa kinh nghiệm và kỳ vọng. Giữa ký ức và ước mơ. Giữa lý trí và tình cảm. Giữa óc phân tích và khả năng cảm thụ.
Quan trọng nhất vẫn là sự tương tác giữa người đọc và chữ. Sự tương tác này có giới hạn: người đọc không thể thay đổi chữ trong văn bản. Nhưng người đọc có thể tác động lên diện mạo của chữ bằng cách phát hiện những sự tương tác giữa chữ và chữ. Có ba phạm vi tương tác: trong nội bộ một từ hoặc một ngữ (phrase); giữa từ này và từ khác trong một tác phẩm; giữa một từ nào đó trong tác phẩm và những từ khác nằm ngoài tác phẩm, từ trong văn học đến ngoài đời sống.
Hai phạm vi sau tương đối dễ hiểu. Tôi chỉ muốn nói một chút về phạm vi đầu: sự tương tác trong nội bộ một từ. Lấy từ “cõi người ta” trong câu “Trăm năm trong cõi người ta” mở đầu Truyện Kiều làm ví dụ.
“Cõi người ta” là gì? Để trả lời, trước hết phải hỏi “người ta” là gì? Đó là một từ ghép với hai từ tố: “người” và “ta”. Tuy nhiên, để ý mà xem, trong “người ta”, chỉ có “người” chứ không có “ta”: “Người ta” là người khác, những người khác, đối lập với mình. Bởi vậy, người Việt Nam mới có thể nói, chẳng hạn: “Mình nghĩ vậy nhưng người ta thì nghĩ khác”. Có thể nói, “người ta” là sự vong thân của “ta”, ở đó, “ta” bị đè bẹp và cuối cùng, bị hư vô hoá. Khi “người ta” kết hợp với “cõi” thành “cõi người ta”, ngay cả “người” cũng bị vong thân nốt. Thì nghĩ lại mà xem, “cõi người ta” đâu phải “cõi đời” hay “cõi thế”. Chữ ‘cõi” đã trừu tượng hoá ý niệm “người ta”, biến “người ta” thành một thứ quan hệ chứ không còn là một thực thể. “Cõi người ta” là nơi không có người, chỉ có tính người và tình người; có điều, cả cái “tính” và cái “tình” ấy đều nhuốm chút màu sắc tiêu cực: “Cõi người ta” bao giờ cũng là một mảnh đất nhiều người lắm ma, nói theo nhan đề một cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường. Truyện Kiều mở đầu bằng “cõi người ta”, do đó, cũng là mở đầu một cuộc hành trình đi vào một thế giới bị tha hoá, đầy những nghịch lý và những bi kịch.
Tương tác giữa người đọc và chữ, do đó, dù muốn hay không, cũng dẫn đến sự tương tác giữa người đọc và tác giả. Sau bài thơ nào cũng có một con người. Khi giới lý thuyết và phê bình nói đến cái chết của tác giả, họ không hề phủ nhận tác giả: họ chỉ phủ nhận vai trò của tác giả trong việc quyết định cấu trúc và ý nghĩa của tác phẩm. Tác giả không chết, nhưng tác giả luôn luôn vắng mặt. Viết là tự bôi xoá, là làm cho mình trở thành kẻ vắng mặt. Đọc là đối thoại với một kẻ vắng mặt, hơn nữa, kẻ tự huỷ. Tác giả tự huỷ bằng cách nhập thân vào tác phẩm. Nhưng tác phẩm chỉ là chữ. Chữ, một phần thuộc về cộng đồng; phần khác, thuộc về lịch sử; và phần khác nữa, thuộc về kiến thức và kinh nghiệm của người đọc. Hệ quả là bức chân dung của tác giả mà người đọc có thể hình dung được bao giờ cũng có, ít nhất một phần, chân dung của người đọc. Từ đó dẫn đến một hệ quả khác: sự tương tác giữa tác giả với độc giả trở thành sự tương tác trong bản thân độc giả.
Đọc thơ là một cách độc thoại.
Khi đọc thơ, người ta không chỉ đọc thơ. Đọc thơ còn là đọc các cảm xúc và ý nghĩ dậy lên từ chính tâm hồn của mình. Không thể nói được cái đọc nào quan trọng hơn. Cả hai có quan hệ liên lập: không có cái này thì không có cái khác. Theo tôi, việc thưởng thức thơ rất giống việc thưởng thức rượu. Người ta cân nhắc cái ngon và cái dở của rượu ở đâu? Không phải ở cái chai hay cái ly. Cũng không phải ở cái chất lỏng trắng tinh, vàng óng hay nâu đậm… được gọi là rượu. Không, người ta cân nhắc ở cái vị hay cái hậu của rượu còn lại ngay trên chính đầu lưỡi hay vòm họng của mình. Đọc thơ cũng thế: từ phân tích, người ta đi đến tự phân tích, từ văn bản người ta đi vào sâu, sâu hút, trong tâm tư của chính mình.
Nhưng tâm tư không phải là một cõi riêng. Ngay chính tâm tư của con người cũng là một sản phẩm của xã hội. Tâm tư nào cũng đầy chữ. Mà chữ thuộc về đám đông. Những âm vang mà bài thơ khuấy động trong tâm tư thực chất là cuộc hoà tấu của văn hoá và thời đại. Đọc thơ, do đó, là tương tác với cả thời đại. Đã có nhiều người nói: Mỗi thời có một cách viết khác nhau. Theo tôi, cũng đúng sự thật nữa, nếu nói: Mỗi thời có một cách đọc khác nhau. Có tuổi-thời-đại của bút pháp. Cũng có cả tuổi-thời-đại của phê bình. Người đọc cũng bị những hạn chế lịch sử không thua kém gì người cầm bút. Để thoát khỏi hạn chế của lịch sử, ở đâu cũng cần tài năng và dũng cảm, do đó, tính tiên phong hay tiền vệ không phải chỉ có, và cần có, ở sáng tác mà còn cả trong việc đọc nữa.
Nói một cách tóm tắt, đọc, trước hết, là tiêu thụ một văn bản, là giải mã và diễn dịch văn bản; sau đó, thông qua văn bản, tương tác với ngôn ngữ, văn hoá, thời đại, với tác giả và với chính mình. Đọc có tính tổng hợp: Nó huy động cả giác quan (chủ yếu là thính giác và thị giác) lẫn tri thức và trí tuệ, nghĩa là, huy động hầu như toàn bộ nội lực văn hoá của con người. Bởi vậy ít có cái đọc nào giống nhau. Cùng đọc một tác phẩm, hai người có hai nội lực văn hoá khác nhau, sẽ thấy những điều hầu như khác hẳn nhau. Khác về chiều sâu. Khác về chiều rộng. Có khi khác cả về bản chất: với người này, nó là một tác phẩm nghệ thuật; với người kia, nó có thể chỉ là một công cụ tuyên truyền hay giải trí. Ngay ở một người, hai cái đọc ở hai thời điểm khác nhau, với những kinh nghiệm và quan điểm khác nhau, tác phẩm cũng có thể có những diện mạo khác nhau. Người ta hay ví một tác-phẩm-được-đọc với dòng sông của Heraclites, nơi không ai có thể tắm hai lần là vì vậy.
Cái thú lớn nhất của việc đọc, kể cả đọc thơ, không chừng nằm ở đó.
Ở chỗ: người ta không thể thực sự đọc cái gì hai lần.
Đi vào thơ là đi vào thế giới của các trinh nữ. Vĩnh viễn trinh nữ.
Nguyễn Hưng Quốc Thứ Ba, 29 tháng 12 2009
Người ta tiếp nhận bài thơ bằng tai và mắt nhưng tiêu hoá bài thơ chủ yếu bằng tri thức và trí tuệ.
Một số người đề cao lối đọc thơ hồn nhiên và ngây thơ, chỉ cậy vào trực cảm. Đó chỉ là một ảo tưởng.
Không có cái đọc văn học nào đi ra ngoài những tri thức về việc đọc và về văn học nói chung. Người ta không thể đọc thơ nếu không biết cái văn bản mình đang đọc là thơ. Không phải ngẫu nhiên mà, ở buổi đầu của các cuộc cách mạng thơ, hầu hết các bài thơ tiên phong đều bị phủ nhận trước khi bị phê phán: Người ta không xem chúng là thơ trước khi chê chúng là thơ dở. Có thể nói, trong trường hợp này, yếu tính có trước hiện hữu, hay, nói theo cách nói của René Descartes, “Đó là thơ, vậy nó được đọc như thơ”.
Nói cách khác, đọc thơ, dù muốn hay không, bao giờ cũng là đọc ngược: Ngược về những bài thơ trước đó; ngược đến tận những bài ca dao và những bài hát ru mà người ta nghe từ lúc mới lọt lòng. Con đường ngược chiều ấy càng dài và càng phong phú bao nhiêu, việc tiêu hoá bài thơ sẽ càng dễ dàng và sâu sắc bấy nhiêu. Con đường ngược chiều ấy dài bằng lịch sử thi ca của một nước hay nhiều nước, lại càng tốt hơn nữa: người ta sẽ có nhiều cơ hội để phát hiện, ít nhất, những tính chất liên văn bản trong văn bản của bài thơ ấy: có khi chính những làn sáng hắt từ xa, rất xa, làm bài thơ đẹp hẳn lên. Ngược cả trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, hoặc ít nhất, của một dân tộc, về thơ để có thể nắm bắt được những nền tảng mỹ học đằng sau bài thơ và những cách tân, nếu có, mà bài thơ ấy mang lại.
Đọc thơ, dù muốn hay không, bao giờ cũng là đọc toả, theo chiều rộng, đến những bài thơ khác cùng đề tài hoặc cùng thể loại; đến những chữ có họ hàng với những chữ trong bài thơ. Nguyên tắc là càng toả rộng ra ngoài bài thơ bao nhiêu thì càng có cơ hội lắng xuống chiều sâu của bài thơ đang đọc bấy nhiêu.
Đọc thơ nên đọc nhảy, nhảy về phía trước, phía của tương lai, để có thể nắm bắt được những cái đẹp đang hình thành, những mùa hoa vừa mới chớm, đang còn e ấp trong nụ. Như những người nhạy cảm nhất trong một thời đại thường đọc khi lần đầu tiếp cận với những bài thơ đầu mùa.
Đọc thơ, như vậy, là một sự tương tác. Có vô số kiểu và vô số mức độ tương tác. Tương tác giữa kiến thức và trí tuệ. Giữa kinh nghiệm và kỳ vọng. Giữa ký ức và ước mơ. Giữa lý trí và tình cảm. Giữa óc phân tích và khả năng cảm thụ.
Quan trọng nhất vẫn là sự tương tác giữa người đọc và chữ. Sự tương tác này có giới hạn: người đọc không thể thay đổi chữ trong văn bản. Nhưng người đọc có thể tác động lên diện mạo của chữ bằng cách phát hiện những sự tương tác giữa chữ và chữ. Có ba phạm vi tương tác: trong nội bộ một từ hoặc một ngữ (phrase); giữa từ này và từ khác trong một tác phẩm; giữa một từ nào đó trong tác phẩm và những từ khác nằm ngoài tác phẩm, từ trong văn học đến ngoài đời sống.
Hai phạm vi sau tương đối dễ hiểu. Tôi chỉ muốn nói một chút về phạm vi đầu: sự tương tác trong nội bộ một từ. Lấy từ “cõi người ta” trong câu “Trăm năm trong cõi người ta” mở đầu Truyện Kiều làm ví dụ.
“Cõi người ta” là gì? Để trả lời, trước hết phải hỏi “người ta” là gì? Đó là một từ ghép với hai từ tố: “người” và “ta”. Tuy nhiên, để ý mà xem, trong “người ta”, chỉ có “người” chứ không có “ta”: “Người ta” là người khác, những người khác, đối lập với mình. Bởi vậy, người Việt Nam mới có thể nói, chẳng hạn: “Mình nghĩ vậy nhưng người ta thì nghĩ khác”. Có thể nói, “người ta” là sự vong thân của “ta”, ở đó, “ta” bị đè bẹp và cuối cùng, bị hư vô hoá. Khi “người ta” kết hợp với “cõi” thành “cõi người ta”, ngay cả “người” cũng bị vong thân nốt. Thì nghĩ lại mà xem, “cõi người ta” đâu phải “cõi đời” hay “cõi thế”. Chữ ‘cõi” đã trừu tượng hoá ý niệm “người ta”, biến “người ta” thành một thứ quan hệ chứ không còn là một thực thể. “Cõi người ta” là nơi không có người, chỉ có tính người và tình người; có điều, cả cái “tính” và cái “tình” ấy đều nhuốm chút màu sắc tiêu cực: “Cõi người ta” bao giờ cũng là một mảnh đất nhiều người lắm ma, nói theo nhan đề một cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Khắc Trường. Truyện Kiều mở đầu bằng “cõi người ta”, do đó, cũng là mở đầu một cuộc hành trình đi vào một thế giới bị tha hoá, đầy những nghịch lý và những bi kịch.
Tương tác giữa người đọc và chữ, do đó, dù muốn hay không, cũng dẫn đến sự tương tác giữa người đọc và tác giả. Sau bài thơ nào cũng có một con người. Khi giới lý thuyết và phê bình nói đến cái chết của tác giả, họ không hề phủ nhận tác giả: họ chỉ phủ nhận vai trò của tác giả trong việc quyết định cấu trúc và ý nghĩa của tác phẩm. Tác giả không chết, nhưng tác giả luôn luôn vắng mặt. Viết là tự bôi xoá, là làm cho mình trở thành kẻ vắng mặt. Đọc là đối thoại với một kẻ vắng mặt, hơn nữa, kẻ tự huỷ. Tác giả tự huỷ bằng cách nhập thân vào tác phẩm. Nhưng tác phẩm chỉ là chữ. Chữ, một phần thuộc về cộng đồng; phần khác, thuộc về lịch sử; và phần khác nữa, thuộc về kiến thức và kinh nghiệm của người đọc. Hệ quả là bức chân dung của tác giả mà người đọc có thể hình dung được bao giờ cũng có, ít nhất một phần, chân dung của người đọc. Từ đó dẫn đến một hệ quả khác: sự tương tác giữa tác giả với độc giả trở thành sự tương tác trong bản thân độc giả.
Đọc thơ là một cách độc thoại.
Khi đọc thơ, người ta không chỉ đọc thơ. Đọc thơ còn là đọc các cảm xúc và ý nghĩ dậy lên từ chính tâm hồn của mình. Không thể nói được cái đọc nào quan trọng hơn. Cả hai có quan hệ liên lập: không có cái này thì không có cái khác. Theo tôi, việc thưởng thức thơ rất giống việc thưởng thức rượu. Người ta cân nhắc cái ngon và cái dở của rượu ở đâu? Không phải ở cái chai hay cái ly. Cũng không phải ở cái chất lỏng trắng tinh, vàng óng hay nâu đậm… được gọi là rượu. Không, người ta cân nhắc ở cái vị hay cái hậu của rượu còn lại ngay trên chính đầu lưỡi hay vòm họng của mình. Đọc thơ cũng thế: từ phân tích, người ta đi đến tự phân tích, từ văn bản người ta đi vào sâu, sâu hút, trong tâm tư của chính mình.
Nhưng tâm tư không phải là một cõi riêng. Ngay chính tâm tư của con người cũng là một sản phẩm của xã hội. Tâm tư nào cũng đầy chữ. Mà chữ thuộc về đám đông. Những âm vang mà bài thơ khuấy động trong tâm tư thực chất là cuộc hoà tấu của văn hoá và thời đại. Đọc thơ, do đó, là tương tác với cả thời đại. Đã có nhiều người nói: Mỗi thời có một cách viết khác nhau. Theo tôi, cũng đúng sự thật nữa, nếu nói: Mỗi thời có một cách đọc khác nhau. Có tuổi-thời-đại của bút pháp. Cũng có cả tuổi-thời-đại của phê bình. Người đọc cũng bị những hạn chế lịch sử không thua kém gì người cầm bút. Để thoát khỏi hạn chế của lịch sử, ở đâu cũng cần tài năng và dũng cảm, do đó, tính tiên phong hay tiền vệ không phải chỉ có, và cần có, ở sáng tác mà còn cả trong việc đọc nữa.
Nói một cách tóm tắt, đọc, trước hết, là tiêu thụ một văn bản, là giải mã và diễn dịch văn bản; sau đó, thông qua văn bản, tương tác với ngôn ngữ, văn hoá, thời đại, với tác giả và với chính mình. Đọc có tính tổng hợp: Nó huy động cả giác quan (chủ yếu là thính giác và thị giác) lẫn tri thức và trí tuệ, nghĩa là, huy động hầu như toàn bộ nội lực văn hoá của con người. Bởi vậy ít có cái đọc nào giống nhau. Cùng đọc một tác phẩm, hai người có hai nội lực văn hoá khác nhau, sẽ thấy những điều hầu như khác hẳn nhau. Khác về chiều sâu. Khác về chiều rộng. Có khi khác cả về bản chất: với người này, nó là một tác phẩm nghệ thuật; với người kia, nó có thể chỉ là một công cụ tuyên truyền hay giải trí. Ngay ở một người, hai cái đọc ở hai thời điểm khác nhau, với những kinh nghiệm và quan điểm khác nhau, tác phẩm cũng có thể có những diện mạo khác nhau. Người ta hay ví một tác-phẩm-được-đọc với dòng sông của Heraclites, nơi không ai có thể tắm hai lần là vì vậy.
Cái thú lớn nhất của việc đọc, kể cả đọc thơ, không chừng nằm ở đó.
Ở chỗ: người ta không thể thực sự đọc cái gì hai lần.
Đi vào thơ là đi vào thế giới của các trinh nữ. Vĩnh viễn trinh nữ.
Nguyễn Hưng Quốc : Văn hoá Việt Nam hiện nay.....
Nguyễn Hưng Quốc
Thứ Năm, 28 tháng 1 2010
Văn hoá Việt Nam hiện nay, theo tôi, là một thứ văn hoá chụp giựt.
Trong tiếng Việt, chữ chụp giựt thật hay. Trong hai từ tố, chụp và giựt, giựt quan trọng hơn, đóng vai trò trung tâm. Chụp giựt giống giựt (hay giật) ở chỗ: giằng lấy cái gì đó từ trong tay người khác một cách chóng vánh và mạnh mẽ. Nhưng ngoài hai sắc thái chóng vánh và mạnh mẽ, có khi một cách thô bạo ấy, chụp giựt còn hai sắc thái khác mà chữ giựt đứng một mình không có: sự tham lam và nhếch nhác. Tham lam? Thì cũng dễ hiểu: trong chụp giựt có hàm ý giành giựt. Nhưng còn nhếch nhác? Tôi nghĩ sắc thái nhếch nhác ấy chủ yếu xuất phát từ chữ chụp. Chụp thường chỉ động tác từ trên xuống dưới. Điều đó có nghĩa là vật thể được/bị chụp giựt phần lớn nằm dưới thấp. Từ thấp về vị trí đến thấp về giá trị: Điều người ta chụp giựt thường là những món lợi nho nhỏ. Đây là sự khác biệt giữa hai chữ giành giựt và chụp giựt: Trong chữ chụp giựt có chút gì như bỉ thử. Bởi vậy, trong khi chụp hay giựt chỉ là những động tác, thuần tuý là những động tác, chụp giựt lại là một động tác mang ý nghĩa đạo đức. Bao giờ nó cũng xuất phát từ một động cơ mang tính cá nhân, ít nhiều chà đạp lên những nguyên tắc cơ bản về sự công bằng và tinh thần tập thể.
Cần lưu ý: giựt là biến âm của giật. Nhưng người ta thường nói chụp giựt chứ ít nói chụp giật. Điều này cho thấy gốc gác của chụp giựt có lẽ xuất phát từ miền Nam. Trong các cuốn từ điển tiếng Việt xuất bản ở miền Bắc, từ cuốn của Văn Tân đến cuốn của Hoàng Phê đều không có chụp giựt hay chụp giật. Chỉ có Việt Nam tân tự điển của Thanh Nghị xuất bản tại Sài Gòn năm 1967 mới có. Có, nhưng có lẽ lúc ấy chữ chụp giựt chưa phổ biến lắm nên nó mới vắng mặt ngay trong một cuốn từ điển được soạn một cách rất công phu và đầy đủ như cuốn của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ.
Xuất phát từ miền Nam nhưng chữ chụp giựt chỉ trở thành thông dụng những năm gần đây. Không những thông dụng, theo tôi, nó còn rất tiêu biểu: nó phản ánh được một cách sống, cách ứng xử và cách suy nghĩ của đa số người Việt Nam. Nó trở thành một thứ văn hoá: văn hoá chụp giựt.
Thấy rõ nhất là trong cách làm ăn buôn bán. Làm ăn mà không nghĩ đến những cái lợi lâu dài, không cần xây dựng và bảo vệ uy tín là một thứ văn hoá kinh doanh chụp giựt. Nói thách để lừa những người nhẹ dạ, bán hàng giả để lừa những người khờ khạo, dùng ngay cả những hoá chất mang nhiều độc tố chết người để chế biến thực phẩm miễn kiếm lợi ngay tức khắc là những kiểu làm ăn chụp giựt.
Trong chính trị cũng có những kiểu chụp giựt tương tự. Khi các chính sách không gắn liền với chiến lược lâu dài, chỉ nhắm mục đích củng cố quyền lực và mang lại lợi nhuận tức thời cho bản thân mình là chụp giựt.
Giáo dục cũng chụp giựt. Dạy mà bất cần chất lượng, chỉ chăm chăm chạy theo các chỉ tiêu hình thức chủ nghĩa do cấp trên đặt ra; học mà không cần kiến thức hay kỹ năng, chỉ cần có bằng cấp là những sự chụp giựt. Quản lý giáo dục theo lợi nhuận, tự bản chất, cũng là chụp giựt.
Về phương diện xã hội, ở đâu cũng thấy cảnh chụp giựt. Người này lừa người nọ; mọi người chèn ép nhau bất cứ khi nào có thể.
Nhưng thảm hại và nguy hiểm nhất là chụp giựt về phương diện văn hoá, ngay cả trong văn học nghệ thuật. Để ý mà xem, từ một hai thập niên trở lại đây, ở Việt Nam càng ngày càng hiếm những công trình nghiên cứu công phu và có chiều sâu.
Hầu hết các cuốn sách gọi là nghiên cứu, phê bình, tiểu luận đều hình thành từ sự tập hợp những bài báo ngăn ngắn, nho nhỏ viết cho các tờ báo ngày: Mỗi cuốn sách như một mẹt hàng xén tạp nham và dễ dãi. Nhiều nhất là các tuyển tập kiểu cuộc đời và tác phẩm hay tác phẩm và dư luận, ở đó, những người gọi là biên tập chỉ làm mỗi một việc là gom góp một cách cẩu thả các bài báo rải rác khắp nơi lại thành một cuốn sách. Những người tương đối có tài và có tiếng hơn một chút thì xé lẻ các tác phẩm của mình thành nhiều cuốn sách khác nhau; mỗi cuốn sách là sự lặp lại một phần, có khi là phần lớn, từ các cuốn sách khác. Bởi vậy có người khoe khoang là có nhiều đầu sách nhưng tác phẩm họ thực sự viết lại rất ít.
Viết ít và viết dối nhưng người ta lại bỏ thật nhiều công sức cho khâu quảng cáo và tiếp thị. Thành ra nhiều cuốn sách gây dư luận thật ồn ào nhưng chất lượng thì lại cực kỳ mỏng manh, không có chút giá trị khám phá gì cả.
Tại sao văn hoá chụp giựt lại phổ biến ở khắp nơi như vậy? Tại sao, mặc dù chữ chụp giựt đã có từ lâu, ít nhất là từ thập niên1960 ở miền Nam, và mặc dù hiện tượng chụp giựt có lẽ thời nào cũng có, kể cả thời xa xưa, bây giờ chụp giựt mới trở thành yếu tố thống lĩnh trong văn hoá và triết lý sống của người Việt? Điều kiện chính trị xã hội nào làm cho văn hoá chụp giựt nẩy nở nhanh chóng như vậy?
Theo tôi, có lẽ có ba nguyên nhân chính: tính chất chuyển tiếp từ kinh tế xã hội chủ nghĩa sang kinh tế thị trường; tình trạng thiếu kỷ cương và sự thiếu niềm tin vào tương lai.
Sự chuyển tiếp từ nền kinh tế này sang nền kinh tế khác tạo ra những kẽ hở, ở đó, cơ hội mang lại lợi nhuận không nằm ở tài năng, sự tháo vát hay cần cù mà chủ yếu ở điều kiện chính trị và xã hội: chức vụ càng lớn thì kiếm tiền càng dễ, quyền lực càng nhiều thì lại càng giàu có. Ngoài ra, vì xã hội thiếu kỷ cương, từ luật pháp đến đạo đức, nên người ta mới càng dễ chụp giựt. Lại thiếu niềm tin vào tương lai nên ai cũng hối hả chụp giựt. Chụp giựt được chút nào hay chút ấy. Tương lai xa ư? Mặc kệ. Miễn là có lợi ngay bây giờ. Ngay lúc này. Trước mắt.
Người Việt Nam thường chưa bao giờ nổi tiếng về tính nghĩ xa. Với văn hoá chụp giựt, cái tính nghĩ xa ấy lại càng trở thành xa vời hơn nữa.
Trong ít nhất hơn một thập niên vừa qua, nhiều trường đại học tại Úc thường cấp học bổng cho các cán bộ giảng dạy tại Việt Nam sang du học. Thường là học bổng bán phần, tức là chỉ miễn học phí còn mọi sinh hoạt khác thì tự lo liệu lấy. Nhưng như thế cũng đã là nhiều. Tiền học của cấp hậu đại học ít nhất cũng mười mấy, hai chục ngàn đô-la một năm. Như vậy 2 năm cho chương trình Thạc sĩ là khoảng từ 30 đến 40 ngàn; 3 hay 4 năm cho chương trình Tiến sĩ là khoảng từ 50 đến 80 ngàn. Đâu phải ít? Vậy mà, theo kinh nghiệm của tôi, rất nhiều người từ chối. Lý do? Một số người nói với tôi, đại khái: “Ví dụ, qua Úc du học trong vòng 4 năm để lấy được bằng Tiến sĩ, tuy được miễn tiền học, nhưng phải tốn tiến ăn ở ít nhất 5,7 chục ngàn đô. Nếu chịu khó đi làm bán thời thì cũng tạm xoay xở được. Trong khi đó, nếu ở lại Việt Nam, học bậy bạ ở đâu đó, sau bốn năm, người ta cũng có thể lấy được một cái bằng nội địa, bên cạnh đó, người ta vẫn có thể làm việc, dạy học và đầu tư, có thể kiếm được cả mấy chục ngàn đô-la một năm. Đằng nào lợi hơn?”
Dĩ nhiên làm như thế là lợi hơn. Về kinh tế. Nhưng về chất lượng giáo dục thì sao? Và sự nghiệp nghiên cứu về lâu về dài nữa? Đối với những vấn đề ấy, hầu như ai cũng biết. Chẳng cần gì phải bàn cãi cả. Biết, nhưng từ từ... tính sau. Trước mắt, là làm sao có cái nhà thật đẹp. Vậy thôi.
Tôi cũng xin nói thêm: Tôi chỉ nêu lên sự kiện nhưng không hề chê trách các bạn đồng nghiệp ấy. Họ tính toán như vậy cũng phải. Cuộc sống như thế, họ phải chọn lựa những gì tốt nhất cho họ và gia đình của họ. Họ phải chụp giựt. Dù sao, cách chụp giựt của họ cũng là cách chụp giựt lương thiện nhất. So với tất cả các hình thức nhan nhản khác trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là: khi mọi người, kể cả giới trí thức lương thiện, đều chụp giựt như vậy, tương lai của đất nước chắc là mù mịt lắm.
Thứ Năm, 28 tháng 1 2010
Văn hoá Việt Nam hiện nay, theo tôi, là một thứ văn hoá chụp giựt.
Trong tiếng Việt, chữ chụp giựt thật hay. Trong hai từ tố, chụp và giựt, giựt quan trọng hơn, đóng vai trò trung tâm. Chụp giựt giống giựt (hay giật) ở chỗ: giằng lấy cái gì đó từ trong tay người khác một cách chóng vánh và mạnh mẽ. Nhưng ngoài hai sắc thái chóng vánh và mạnh mẽ, có khi một cách thô bạo ấy, chụp giựt còn hai sắc thái khác mà chữ giựt đứng một mình không có: sự tham lam và nhếch nhác. Tham lam? Thì cũng dễ hiểu: trong chụp giựt có hàm ý giành giựt. Nhưng còn nhếch nhác? Tôi nghĩ sắc thái nhếch nhác ấy chủ yếu xuất phát từ chữ chụp. Chụp thường chỉ động tác từ trên xuống dưới. Điều đó có nghĩa là vật thể được/bị chụp giựt phần lớn nằm dưới thấp. Từ thấp về vị trí đến thấp về giá trị: Điều người ta chụp giựt thường là những món lợi nho nhỏ. Đây là sự khác biệt giữa hai chữ giành giựt và chụp giựt: Trong chữ chụp giựt có chút gì như bỉ thử. Bởi vậy, trong khi chụp hay giựt chỉ là những động tác, thuần tuý là những động tác, chụp giựt lại là một động tác mang ý nghĩa đạo đức. Bao giờ nó cũng xuất phát từ một động cơ mang tính cá nhân, ít nhiều chà đạp lên những nguyên tắc cơ bản về sự công bằng và tinh thần tập thể.
Cần lưu ý: giựt là biến âm của giật. Nhưng người ta thường nói chụp giựt chứ ít nói chụp giật. Điều này cho thấy gốc gác của chụp giựt có lẽ xuất phát từ miền Nam. Trong các cuốn từ điển tiếng Việt xuất bản ở miền Bắc, từ cuốn của Văn Tân đến cuốn của Hoàng Phê đều không có chụp giựt hay chụp giật. Chỉ có Việt Nam tân tự điển của Thanh Nghị xuất bản tại Sài Gòn năm 1967 mới có. Có, nhưng có lẽ lúc ấy chữ chụp giựt chưa phổ biến lắm nên nó mới vắng mặt ngay trong một cuốn từ điển được soạn một cách rất công phu và đầy đủ như cuốn của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ.
Xuất phát từ miền Nam nhưng chữ chụp giựt chỉ trở thành thông dụng những năm gần đây. Không những thông dụng, theo tôi, nó còn rất tiêu biểu: nó phản ánh được một cách sống, cách ứng xử và cách suy nghĩ của đa số người Việt Nam. Nó trở thành một thứ văn hoá: văn hoá chụp giựt.
Thấy rõ nhất là trong cách làm ăn buôn bán. Làm ăn mà không nghĩ đến những cái lợi lâu dài, không cần xây dựng và bảo vệ uy tín là một thứ văn hoá kinh doanh chụp giựt. Nói thách để lừa những người nhẹ dạ, bán hàng giả để lừa những người khờ khạo, dùng ngay cả những hoá chất mang nhiều độc tố chết người để chế biến thực phẩm miễn kiếm lợi ngay tức khắc là những kiểu làm ăn chụp giựt.
Trong chính trị cũng có những kiểu chụp giựt tương tự. Khi các chính sách không gắn liền với chiến lược lâu dài, chỉ nhắm mục đích củng cố quyền lực và mang lại lợi nhuận tức thời cho bản thân mình là chụp giựt.
Giáo dục cũng chụp giựt. Dạy mà bất cần chất lượng, chỉ chăm chăm chạy theo các chỉ tiêu hình thức chủ nghĩa do cấp trên đặt ra; học mà không cần kiến thức hay kỹ năng, chỉ cần có bằng cấp là những sự chụp giựt. Quản lý giáo dục theo lợi nhuận, tự bản chất, cũng là chụp giựt.
Về phương diện xã hội, ở đâu cũng thấy cảnh chụp giựt. Người này lừa người nọ; mọi người chèn ép nhau bất cứ khi nào có thể.
Nhưng thảm hại và nguy hiểm nhất là chụp giựt về phương diện văn hoá, ngay cả trong văn học nghệ thuật. Để ý mà xem, từ một hai thập niên trở lại đây, ở Việt Nam càng ngày càng hiếm những công trình nghiên cứu công phu và có chiều sâu.
Hầu hết các cuốn sách gọi là nghiên cứu, phê bình, tiểu luận đều hình thành từ sự tập hợp những bài báo ngăn ngắn, nho nhỏ viết cho các tờ báo ngày: Mỗi cuốn sách như một mẹt hàng xén tạp nham và dễ dãi. Nhiều nhất là các tuyển tập kiểu cuộc đời và tác phẩm hay tác phẩm và dư luận, ở đó, những người gọi là biên tập chỉ làm mỗi một việc là gom góp một cách cẩu thả các bài báo rải rác khắp nơi lại thành một cuốn sách. Những người tương đối có tài và có tiếng hơn một chút thì xé lẻ các tác phẩm của mình thành nhiều cuốn sách khác nhau; mỗi cuốn sách là sự lặp lại một phần, có khi là phần lớn, từ các cuốn sách khác. Bởi vậy có người khoe khoang là có nhiều đầu sách nhưng tác phẩm họ thực sự viết lại rất ít.
Viết ít và viết dối nhưng người ta lại bỏ thật nhiều công sức cho khâu quảng cáo và tiếp thị. Thành ra nhiều cuốn sách gây dư luận thật ồn ào nhưng chất lượng thì lại cực kỳ mỏng manh, không có chút giá trị khám phá gì cả.
Tại sao văn hoá chụp giựt lại phổ biến ở khắp nơi như vậy? Tại sao, mặc dù chữ chụp giựt đã có từ lâu, ít nhất là từ thập niên1960 ở miền Nam, và mặc dù hiện tượng chụp giựt có lẽ thời nào cũng có, kể cả thời xa xưa, bây giờ chụp giựt mới trở thành yếu tố thống lĩnh trong văn hoá và triết lý sống của người Việt? Điều kiện chính trị xã hội nào làm cho văn hoá chụp giựt nẩy nở nhanh chóng như vậy?
Theo tôi, có lẽ có ba nguyên nhân chính: tính chất chuyển tiếp từ kinh tế xã hội chủ nghĩa sang kinh tế thị trường; tình trạng thiếu kỷ cương và sự thiếu niềm tin vào tương lai.
Sự chuyển tiếp từ nền kinh tế này sang nền kinh tế khác tạo ra những kẽ hở, ở đó, cơ hội mang lại lợi nhuận không nằm ở tài năng, sự tháo vát hay cần cù mà chủ yếu ở điều kiện chính trị và xã hội: chức vụ càng lớn thì kiếm tiền càng dễ, quyền lực càng nhiều thì lại càng giàu có. Ngoài ra, vì xã hội thiếu kỷ cương, từ luật pháp đến đạo đức, nên người ta mới càng dễ chụp giựt. Lại thiếu niềm tin vào tương lai nên ai cũng hối hả chụp giựt. Chụp giựt được chút nào hay chút ấy. Tương lai xa ư? Mặc kệ. Miễn là có lợi ngay bây giờ. Ngay lúc này. Trước mắt.
Người Việt Nam thường chưa bao giờ nổi tiếng về tính nghĩ xa. Với văn hoá chụp giựt, cái tính nghĩ xa ấy lại càng trở thành xa vời hơn nữa.
Trong ít nhất hơn một thập niên vừa qua, nhiều trường đại học tại Úc thường cấp học bổng cho các cán bộ giảng dạy tại Việt Nam sang du học. Thường là học bổng bán phần, tức là chỉ miễn học phí còn mọi sinh hoạt khác thì tự lo liệu lấy. Nhưng như thế cũng đã là nhiều. Tiền học của cấp hậu đại học ít nhất cũng mười mấy, hai chục ngàn đô-la một năm. Như vậy 2 năm cho chương trình Thạc sĩ là khoảng từ 30 đến 40 ngàn; 3 hay 4 năm cho chương trình Tiến sĩ là khoảng từ 50 đến 80 ngàn. Đâu phải ít? Vậy mà, theo kinh nghiệm của tôi, rất nhiều người từ chối. Lý do? Một số người nói với tôi, đại khái: “Ví dụ, qua Úc du học trong vòng 4 năm để lấy được bằng Tiến sĩ, tuy được miễn tiền học, nhưng phải tốn tiến ăn ở ít nhất 5,7 chục ngàn đô. Nếu chịu khó đi làm bán thời thì cũng tạm xoay xở được. Trong khi đó, nếu ở lại Việt Nam, học bậy bạ ở đâu đó, sau bốn năm, người ta cũng có thể lấy được một cái bằng nội địa, bên cạnh đó, người ta vẫn có thể làm việc, dạy học và đầu tư, có thể kiếm được cả mấy chục ngàn đô-la một năm. Đằng nào lợi hơn?”
Dĩ nhiên làm như thế là lợi hơn. Về kinh tế. Nhưng về chất lượng giáo dục thì sao? Và sự nghiệp nghiên cứu về lâu về dài nữa? Đối với những vấn đề ấy, hầu như ai cũng biết. Chẳng cần gì phải bàn cãi cả. Biết, nhưng từ từ... tính sau. Trước mắt, là làm sao có cái nhà thật đẹp. Vậy thôi.
Tôi cũng xin nói thêm: Tôi chỉ nêu lên sự kiện nhưng không hề chê trách các bạn đồng nghiệp ấy. Họ tính toán như vậy cũng phải. Cuộc sống như thế, họ phải chọn lựa những gì tốt nhất cho họ và gia đình của họ. Họ phải chụp giựt. Dù sao, cách chụp giựt của họ cũng là cách chụp giựt lương thiện nhất. So với tất cả các hình thức nhan nhản khác trong xã hội Việt Nam hiện nay.
Điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là: khi mọi người, kể cả giới trí thức lương thiện, đều chụp giựt như vậy, tương lai của đất nước chắc là mù mịt lắm.
Nguyễn Mạnh Tường - Nhà khoa học thông thái và yêu nước
Kỷ yếu hội thảo khoa học kỷ niệm 100 năm sinh GS Nguyễn Mạnh Tường (1909– 2009)
Nguyễn Mạnh Tường - Nhà khoa học thông thái và yêu nước
GS.TS. Nguyễn Lân Dũng 19/01/2010
Bác Nguyễn Mạnh Tường là bạn của bố tôi (GS. Nguyễn Lân) và bố vợ tôi (GS. Nguyễn Văn Huyên). Tôi được gặp bác nhiều lần và được bác dành nhiều thời gian kể cho chúng tôi nghe về tình bạn với bố vợ tôi khi hai người cùng du học tại Pháp, và bác còn kể sự khâm phục của bác đối với Hồ Chủ tịch. Bác nói (có ghi âm): Ông Vũ Đình Huỳnh có bảo tôi biết là Hồ Chủ tịch muốn gặp riêng. Tôi hỏi ông Huỳnh tôi có thằng bé con nó muốn được gặp Hồ Chủ tịch. Ông Huỳnh bảo: “Được thôi, anh cứ cho cháu đi”.Tôi và cháu Hưng cùng đi đến gặp Hồ Chủ tịch. Cụ Hồ ẵm cháu Hưng, để ngồi trên lòng và cho nó một ngôi sao vàng. Lúc đó cụ gọi tôi bằng “Ngài”. Cụ bảo: “Bây giờ chúng ta phải ký hiệp định, nhờ ngài nghiên cứu hộ lập trường để Chính phủ bênh vực khi đi dự Hội nghị Đà Lạt”. Tôi thưa với Cụ ở trong nước nhiều người có đủ khả năng làm việc này hơn tôi. Không phải vì khiêm tốn nhưng tôi thấy việc đó quá sức mình. Cụ bảo “Không, thưa Ngài, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của nhiều anh em. Anh em đều tán thành cái này thì phải nhờ luật sư Nguyễn Mạnh Tường”. Tôi gặp anh Huyên nói chuyện, anh bảo: “Bây giờ thì cố gắng mà làm”. Tôi đình chỉ hết công việc ở Văn phòng luật sư lại trong vòng hai tháng để nghiên cứu Đề án tham dự Hội nghị Đà Lạt. Sau khi xong, lúc trình lên, Cụ Hồ thấy là được. Do đó mới cử tôi vào trong phái đoàn của Chính phủ đi dự Hội nghị. Còn anh Huyên về bộ phận văn hóa thì là cố vấn”.
Là lớp hậu sinh tôi càng thêm khâm phục bác Tường qua lời của các trí thức cao niên. Cụ Vũ Đình Hòe kể rằng: Ông Nguyễn Mạnh Tường là người trí thức cao cấp, được cấp học bổng của Chính phủ Pháp, học giỏi, đỗ 2 bằng Tiến sĩ Quốc gia nước Pháp về Văn, về Luật. Trước Cách mạng tháng Tám 1945 và trong kháng chiến tôi có tiếp xúc với ông rồi cũng có gặp nhau ở Mặt trận Tổ quốc. Đi theo kháng chiến cũng rất vất vả và ông Nguyễn Mạnh Tường làm được việc quý hóa đó là luật sư tích cực đi cãi cho người nghèo. Ở Tòa án, các vụ hình sự thường có luật sư giúp đỡ. Cãi trước tòa án quân sự, thứ nhất là những vụ về chính trị, thứ hai là những vụ phá rối là điều bắt buộc. Người Pháp thì vẫn cứ muốn lôi kéo ông Nguyễn Mạnh Tường về thành. Kéo không được thì họ làm trở ngại công việc của ông...
Nhà Cách mạng lão thành Phí Văn Bái - người đã tham gia cách mạng từ năm 1936, đã từng nuôi giấu đồng chí Hoàng Văn Thụ, đã kết nạp Đảng đồng chí Lê Trọng Tấn - khi kể về việc đi vận động bác Tường tham gia kháng chiến đã nhận xét: Luật sư Nguyễn Mạnh Tường hăng hái nhiệt tình tham gia vào kháng chiến. Ông xuống với quần chúng nhân dân. Ông đi khắp miền Bắc miền Trung làm nhiệm vụ bào chữa theo sự phân công của cấp trên, đồng thời còn tham gia giảng dạy ở trường Dự bị Đại học. Ông được cử tham gia các Hội nghị Quốc tế để bảo vệ tính chất chính nghĩa của cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta chống thực dân Pháp, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới trong đó có giới trí thức Pháp nhằm sớm chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
GS Trần Văn Giàu và LS Nguyễn Mạnh Tường vốn là đồng nghiệp trong giáo giới cách mạng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ trước. Cụ thể, vào năm 1952 khi trường Dự bị Đại học được mở tại Liên khu IV, GS Trần Văn Giàu làm Bí thư Đảng ủy nhà trường, phụ trách cơ sở tại huyện Thiệu Hóa – tỉnh Thanh Hóa (GS Đặng Thai Mai làm Giám đốc nhà trường, phụ trách cơ sở tại huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An), còn GS Nguyễn Mạnh Tường tham gia giảng dạy Văn học phương Tây. Kể về quan hệ với GS.Trần Văn Giàu, bác Tường gái (Tống Lệ Dung) nói: “Nhà tôi với bác Trần Văn Giàu cũng là chỗ quen thân đấy. Hồi dạy Đại học, bác Trần Văn Giàu dạy về Lịch sử, dạy về Triết học. Bác ấy đọc nhiều sách, lại giỏi ăn nói, nói chuyện rất là mạch lạc” Tháng 8 vừa qua GS Trần Văn Giàu đã gặp nhà báo Kiều Mai Sơn và gửi tặng bác Tường gái cuốn sách mới nhất của GS “Vĩ đại một con người” tài liệu phục vụ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2008, với những dòng chữ run run mà vẫn còn ấm tình nặng nghĩa: “Thân tặng gia đình Nguyễn Mạnh Tường – Giàu”. Trước khi chia tay GS Giàu dặn dò: “Lúc về Hà Nội nhớ cho tôi thăm gia đình ông Nguyễn Mạnh Tường”.
GS. Nguyễn Văn Hoàn đã có dịp gặp gỡ với bác Tường và được bác Tường kể lại như sau: “Tôi sinh năm 1909, năm 1927 sang Pháp. Bạn bè khuyên tôi đừng lên Paris, lạnh quá, ở Montpellier, một năm có 300 ngày nắng, hợp với ta hơn. Sau hai năm tôi đỗ Cử nhân Văn khoa, với 4 chứng chỉ: Văn học Pháp, Văn học Hy Lạp, Văn học La Mã, Ngữ Pháp.
Năm 1930, tôi đỗ Cử nhân Luật. Sau đó xin thi Thạc sĩ. Đây là một kỳ thi tuyển, nếu đậu sẽ được bổ làm giáo sư trung học, nhưng họ không cho vì tôi không có quốc tịch Pháp. Các giáo sư bảo, vậy thì học lên để thi Tiến sĩ. Thời đó, Tiến sĩ Pháp có hai loại: Tiến sĩ đại học và Tiến sĩ quốc gia. Tiến sĩ Đại học chỉ là một danh nghĩa, chứ chưa đem lại cho mình quyền lợi gì cụ thể. Tiến sĩ quốc gia thì khó lắm, trước hết phải có bằng chuyên sâu cao đẳng, như Phó Tiến sĩ Liên Xô, sau đó phải trình hai luận án, một chính, một phụ, lại phải thi vấn đáp hai ngoại ngữ Anh và Đức. Năm 1932, tôi thi đậu Tiến sĩ Luật, một tháng sau thi đậu Tiến sĩ Văn, đều ở Đại học Montpellier, 22 tuổi rưỡi tôi đậu hai bằng Tiến sĩ là như vậy.Về nước có hai viên mật thám, trong đó có Louis Marty, gặp và gợi ý tôi vào làm việc với Bảo Đại, cấp bậc Thượng thư. Tôi từ chối, sau đó họ gây khó khăn, ở nhà ba tháng, tôi trở lại Pháp. Năm năm trời đi du lịch và nghiên cứu các nước châu Âu: Tây Ban Nha, Ý Đại Lợi, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập… Trong thời gian này tôi viết bốn cuốn sách bằng tiếng Pháp:1. Nền tảng Pháp; 2. Kinh nghiệm Địa Trung Hải; 3. Kinh nghiệm và nước mắt tuổi trẻ; 4. Du lịch và cảm xúc (Kịch). Dụng ý của tôi là cung cấp cho công trường Việt Nam và châu Á những nguyên vật liệu xây dựng của văn minh châu Âu. Sau 5 năm đi du lịch, năm 1936 tôi về nước được vào dạy ở Trường Bảo Hộ (Trường Bưởi). Nhà ở số 1 Mai Xuân Thưởng, trông ra Hồ Tây, chỉ cách trường 200 mét. Đây là quãng một thời gian hạnh phúc của đời tôi. Đồng nghiệp thì có Hoàng Xuân Hãn dạy Toán, Nguyễn Văn Huyên dạy Sử, Kontum dạy Vật lý. Các học trò xuất sắc, tôi còn nhớ có Lê Kim Chung sau làm ngoại giao, Lê Khắc làm ngoại thương, Nguyễn Sĩ Quốc, Tiến sĩ về Y khoa. Năm 1940, Pháp thua trận, Nhật đưa quân vào Đông Dương, lập ra một Hội đồng, do Phạm Lê Bổng đứng đầu, vận động nông dân bán lúa, gạo cho Nhật. Họ muốn tôi tham gia nhưng tôi từ chối. Họ lại gây khó khăn, tôi nộp đơn xin từ chức, ra mở văn phòng luật sư ở phố Trần Hưng Đạo, đây là nghề tôi đã tập sự bên Pháp. Tháng 9 năm 1945, Cách mạng thành công. Chỉ hơn một tháng sau khi đọc bản tuyên bố thành lập nước Việt Nam độc lập ở quảng trường Ba Đình, cụ Hồ ký sắc lệnh lập thêm Trường Đại học Văn Khoa, bổ sung vào hệ thống trường đã có, do Pháp lập, ông Đặng Thai Mai làm Giám đốc, tôi được cử dạy Khoa Văn chương Tây Phương. Năm sau, cụ Hồ lại mời tôi đến giao cho một nhiệm vụ quan trọng. Người đến mời là Nguyễn Hữu Đang. Tôi biết Đang từ hồi này. Cụ Hồ nói: Ta sẽ ký với Pháp một tạm ước, nhưng lại muốn đạt được cao hơn một tạm ước. Sẽ có hội nghị, lúc đầu ở Việt Nam (Đà Lạt), sau ở Pháp. Nhờ Ngài xây dựng cho lập trường Việt Nam để đi đấu tranh. Tôi từ chối, nói còn có nhiều người giỏi hơn tôi. Cụ Hồ khẩn khoản: Tôi đã hỏi nhiều anh em, họ đều bảo chỉ có Ngài làm được, xin Ngài về suy nghĩ và giúp cho Chính phủ. (Hồi này cụ Hồ cứ gọi tôi là Ngài!). Đi Đà Lạt là Đoàn Liên hiệp các đảng phái. Trưởng đoàn là Nguyễn Tường Tam. Phó là Võ Nguyên Giáp và Vũ Hồng Khanh, nhưng khi họp đoàn ở Bắc Bộ phủ thì không thấy hắn đến. Không thuộc đảng phái nào thì có Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên và tôi. Lúc tiễn đoàn lên đường, cụ Hồ nói to: Xin chúc anh em đi thành công, đặc biệt tôi có lời khuyên: Nội bộ đoàn kết, phải đấu tranh găng nhưng không được gãy. Hoàng Xuân Hãn có viết hồi ức về Hội nghị nhưng không nhắc lại chi tiết quan trọng này, tôi hỏi thì anh bảo quên! Các thành viên của Đoàn ta đều nói thạo tiếng Pháp nhưng để biểu thị là Đoàn đại biểu của một nước Việt Nam độc lập, ta chỉ phát biểu ý kiến bằng tiếng Việt. Có một phiên dịch, nhưng dịch dở quá, Tây không hiểu được, tôi tự động đứng ra dịch thay. Phía Pháp nghe rất khen ngợi. Kết thúc Hội nghị, D’Argenlieu có tổ chức tiệc trà tiễn Đoàn. Một sĩ quan hầu cận Pháp đến nói: Thủy Sư Đô đốc muốn gặp riêng Ngài. Tôi nói: Tôi chưa hân hạnh được quen biết Ngài Thủy Sư Đô đốc. Có anh em nói: Nó mời thì anh cứ đi, tôi đi xuyên qua phòng họp, đông khoảng một trăm người, đến gặp nó, chỉ toàn nói chuyện xã giao vớ vẩn. Thế mà khi về Hà Nội, có dư luận nói: “Tường là tay trong của Pháp, Tường phản quốc”. Hãn tức, đến gặp Võ Nguyên Giáp, dư luận mới được dập tắt. Năm 1946, tôi đang cãi ở Hải Phòng thì tiếng súng toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Tôi phải đi đường Nam Định để về Hà Nội, rồi tản cư đi Hà Nam, ở Ngô Khê. Nó đánh Hà Nam, chạy sang Thái Bình, ở Hưng Nhân. Nó đánh Thái Bình, chạy vào Thanh Hóa. Hồi dạy Dự bị Đại học, tôi ở dốc Đu, Thiệu Hóa, bên cạnh là nhà Hồ Đắc Liên, gần nhà Nguyễn Khánh Đàm, anh ruột nhà văn Nguyễn Tuân. Điện Biên Phủ thắng lợi, được về lại Hà Nội. Tôi vinh dự được tiếp quản trường Đại học Luật và Đại học Sư Phạm. Được cử làm Giám đốc Đại học Luật, Đại học Sư Phạm thì Đặng Thai Mai làm Giám đốc, tôi làm phó, cùng với Trần Văn Giàu. Tôi vui sướng được dạy Văn học Pháp. Năm 1952, tôi được cử đi dự Hội nghị bảo vệ Hòa Bình châu Á - Thái Bình Dương ở Bắc Kinh. Ba tháng sau đi dự Đại hội Hòa Bình Thế giới ở Vienne. Tại Vienne có cuộc gặp riêng giữa hai đoàn Việt – Pháp. Bên ta có nữ Anh hùng quân đội Nguyễn Thị Chiên, bên đoàn Pháp có Raymond Dienne. Xuân Thủy bảo tôi: Anh phải nói vài lời, chứ ngồi nhìn nhau thế này à!.
Tôi đứng dậy nói: Trong khi máy bay của quân viễn chinh Pháp quần đảo trên bầu trời đất nước chúng tôi thì đêm xuống học sinh chúng tôi vẫn học tiếng Pháp, thưởng thức văn chương của các văn hào Pháp. Đoàn Pháp rất cảm động, họ yêu cầu tôi viết lại để đăng lên báo Bảo Vệ Hòa Bình.
Sau đó là đến thời Cải cách ruộng đất. Ở Hội nghị của Mặt trận Tổ Quốc, họp ở Hà Nội ngày 30 tháng 10 năm 1956, sau khi ông Trường Chinh, thay mặt Đảng Lao động Việt Nam, tự phê bình về các sai lầm đã phạm trong Cải cách ruộng đất, tôi đọc bản tham luận Qua những sai lầm trong Cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo. Từ góc độ một người hoạt động trong lĩnh vực luật pháp, tôi nói đến một chế độ pháp trị chân chính, một chế độ dân chủ thực sự.
Đi Hội nghị về, Nguyễn Hữu Đang đến phỏng vấn, rồi viết bài đăng lên báo Nhân văn. Tôi như thành một người “phạm pháp quả tang”, bị sa thải khỏi Đại học và không được hành nghề Luật sư nữa.
Từ 1957 là thời kỳ đen tối của cuộc đời tôi. Tuy vậy, tôi đã lợi dụng thời gian rảnh rỗi này để viết sách, trong đó có cuốn Lý luận giáo dục châu Âu từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, tôi cố ý viết bằng tiếng Việt để lãnh đạo có thể đọc được. Tôi đánh giá rất cao nền Văn học châu Âu, từ Văn học Hy Lạp – La Mã đến Văn học Pháp, từ Montaigne đến Rousseau. Theo tôi, về xây dựng con người ta thiếu cân bằng giữa trí tuệ và tình cảm, về phương pháp tư duy ta nặng về ý chí không tưởng mà nhẹ về duy lý và đầu óc phê phán.
Năm 1989, tôi sang Pháp và lưu lại Pháp 4 tháng. Phóng viên Le Monde đến phỏng vấn. Họ muốn tôi lợi dụng cơ hội này để trả thù. Tôi lấy ý “cú đá của con lừa” trong thơ ngụ ngôn của La Fontaine để trả lời, tôi nói: Chỉ có con lừa mới đá con sư tử già, người tri thức đâu phải là con lừa! Họ lại hỏi: Ở Roumanie, Ceausescu đã sụp đổ, Việt Nam thì sao?Tôi trả lời: Roumanie là Roumanie, Việt Nam là Việt Nam. Ceausescu thì so sánh thế nào được với Hồ Chí Minh. Trên đất nước Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt Nam là mạnh nhất. Không thể lật đổ Đảng Cộng Sản Việt Nam nhưng nó phải được tổ chức lại, phải sa thải bọn tham ô. Phải lập lại truyền thống Diên Hồng và lắng nghe ý kiến của nhân dân. Họ lại hỏi: Thế theo ông, bao giờ thì có cách mạng dân chủ ở Việt Nam? Tôi đọc câu thơ của Paul Valéry:
Patience, patience, Patience dans l’azur! Chaque atome de silence. Est la chance d’un fruit mur! (Kiên nhẫn, hãy kiên nhẫn, Kiên nhẫn trong trong xanh! Mỗi sát-na yên tịnh Cơ may một quả lành!-Bác sĩ Trần Ngọc Ninh dịch).
Ông Phạm Bình, Đại sứ ta ở Pháp hồi đó mời tôi đến thăm Sứ quán, tôi vừa vào, ông ôm hôn nồng nhiệt. Các vị lãnh đạo ở Hà Nội cũng hài lòng”.
Có thể coi đây là trích ngang ngắn gọn, thành thực và khá đầy đủ về bản thân mình của bác Tường.
Tôi tò mò tìm kiếm để đọc lại nguyên văn bài phát biểu Qua những sai lầm trong Cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo của bác Tường tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và thực sự kinh ngạc về những ý kiến của Bác. Thật là những ý kiến chính xác với tinh thần xây dựng và yêu nước, cho đến nay vẫn còn có đầy đủ giá trị hiện thực. Tiếc rằng khi đó chúng ta chưa có thói quen nghe các ý kiến phản biện của các nhà trí thức.
Chẳng hạn, bác Tường đã nói: Tôi phấn khởi được nghe bản phê bình của Đảng Lao Động do ông Trường Chinh đọc trước Hội nghị. Nhưng tôi cũng phải thú rằng lòng phấn khởi của tôi một phần bị giảm đi, vì tôi nhớ lại kết quả tai hại của các sai lầm đã phạm trong công cuộc Cải Cách Ruộng Đất... Quả thực như ông Trường Chinh đã tuyên bố, uy tín của Chính phủ, của Đảng bị tổn thiệt rất nhiều. Thế tại sao đồng bào chúng ta lại khổ cực? Phải chăng vì cán bộ của chúng ta non, hẹp hòi, chưa thấm nhuần lý luận cách mạng, không tôn trọng giá trị của con người, các nhu cầu và đòi hỏi chính đáng của nó? Phải chăng vì ta đang mắc trầm trọng bệnh ấu trĩ của cách mạng? Các điều đó là có, ta không hề chối và ta cũng không thể chối cãi được. Nhưng nhận định như vậy vẫn còn hời hợt. Ta phải đi sâu hơn nữa. Khi trong Cải Cách Ruộng Đất của ta, ta thấy bao nhiêu người bị tù tội, bị giết oan, trong đó bao nhiêu người dân ưu tú đã từng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp cách mạng, khi hiện thời ở nông thôn vẫn có người bị đánh đập, ngược đãi, khi ta không xây dựng được đoàn kết giữa các đồng bào, thì ta phải nhận định rằng các sai lầm ta đã mắc trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất này chỉ là những biểu hiệu cực độ của các sai lầm ta đã phạm, và các sai lầm ấy nêu lên, như tôi trình bày trên đây, một vấn đề cực kỳ quan trọng là vấn đề lãnh đạo... ông Trường Chinh đã nhận thấy là ở chỗ: ta quên hẳn ta hiện thời nắm chính quyền và chính quyền ấy, nếu ta biết sử dụng nó, khai thác nó một cách sáng suốt, nhất định ta vẫn thành công nhưng ta tránh được bao tai họa làm ta đau khổ hiện thời. Con đường ông Trường Chinh đã đi để tiến tới kết luận ấy là con đường chính trị. Các anh em tôi là những nhà luật học, chỉ là nhà chuyên môn và lý luận trên cơ sở chuyên môn thôi, đã trông thấy kết luận ấy ngay từ khi chính sách phát động và Cải Cách được đề ra. Tại sao? Vì giải pháp chính quyền cụ thể là giải pháp pháp lý, đảm bảo thắng lợi hoàn toàn của cách mạng nếu ta biết mang nó ra phục vụ chính trị và cách mạng.
Ta muốn gì? Tìm kẻ thù của nông dân, của cách mạng để tiêu diệt nó. Nhưng đồng thời nếu ta biết lo xa, nhìn xa, ta cũng không quên rằng công lý của cách mạng, muốn bảo toàn được uy tín và thắng lợi của cách mạng, phải biết đánh đúng địch. Khi đưa ra khẩu hiệu “thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch” thì khẩu hiệu này không những quá tả một cách vô lý mà phản lại cách mạng là đằng khác nữa. Muốn chứng minh điều này ta chỉ cần nhìn thực tế: kết quả sai lầm ta đã phạm khi thực hiện khẩu hiệu này rất tổn thiệt cho uy tín của cách mạng và cho bản thân bao nhiêu chiến sĩ cách mạng. Nếu không phải đó là phản lại cách mạng thì là gì?
Khẩu hiệu của pháp lý thì khác hẳn: “Thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan”. Thế ta có lo ngại rằng 10 địch sót không? Không, vì ta nắm chính quyền, vì cách mạng ta đã thành công. Như vậy kẻ thù của cách mạng chẳng sớm thì chậm, nhất định hoặc cải thiện, giác ngộ, hoặc lọt vào lưới của ta. Khẩu hiệu này lợi ở chỗ: không một người oan nào bị kết án. Do đó, không có các kết quả cực kỳ tai hại diễn ra hiện thời.
Làm thế nào thực hiện được khẩu hiệu ấy? Kinh nghiệm pháp lý của hàng nghìn năm lịch sử thế giới cho ta biết rằng ta có phương pháp để tìm đúng địch mà đánh, không đánh tràn lan, không đánh người vô tội. Tôi xin phép nhắc tóm tắt sau đây các nguyên tắc căn bản mà pháp lý nêu lên để đạt mục đích ấy.
Một nguyên tắc đầu tiên là không hình phạt các tội đã phạm quá lâu rồi mà bây giờ mới khám phá ra. Tại sao? Vì rằng vấn đề bằng chứng khó giải quyết được. Tang vật đã mất, nhân chứng có người đã từ trần, có người không nhớ rõ các sự việc họ đã mục kích. Hơn nữa, sở dĩ hình luật phạt các tội, là vì các tội ấy đã xâm phạm vào trật tự xã hội: tác hại cho nạn nhân và gây tác dụng xấu trong quần chúng. Nhưng khi tội đã phạm quá lâu, trật tự xã hội hết bị xâm phạm rồi, nạn nhân không còn đau khổ, tác dụng xấu của tội cũng hết, thời gian đã hàn gắn các vết thương. Bây giờ lại vạch chuyện cũ thì không những khó thu thập được bằng chứng kết tội mà lại gây một sự náo động trong xã hội không cần thiết. Chính xã hội thấy “quên” lợi hơn là “nhớ”.
Một nguyên tắc thứ hai là trách nhiệm của phạm nhân thì chỉ một mình phạm nhân phải chịu, không có trách nhiệm chung của vợ con, của gia đình. Nêu trách nhiệm trước hình luật của các người “có quan hệ” với phạm nhân không những là bất công mà lại còn gây các sự rung động vô ích trong xã hội. Hơn 400 năm nay không một nước Tây phương nào làm việc đó nữa. Trách nhiệm trước hình luật chỉ là một trách nhiệm cá nhân mà thôi. Không những thế, về phương diện nhân đạo, thì các phạm nhân quá già được miễn nghị, miễn tố và các vị thành niên được chiếu cố.
Môt nguyên tắc thứ ba là muốn kết án một người phải có bằng chứng xác đáng. Phải có nhân chứng là những kẻ đã mục kích sự phạm pháp và cung khai một cách cụ thể, rõ ràng, chắc chắn. Một nhân chứng thôi chưa đủ, ít ra cũng phải có hai nhân chứng cung khai phù hợp với nhau mới được coi là đáng kể. Cung khai của các nhân chứng phải ăn khớp với nhau và trong quá trình phạm pháp các tang vật thu được phải có tác dụng hợp lý, sát hợp với kết quả do cuộc điều tra mang lại.
Một nguyên tắc thứ tư là thủ tục điều tra, xét xử phải bảo đảm quyền lợi của bị tố nhân. Bị tố nhân có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình, và khi thiếu điều kiện nhờ luật sư, khi nào là một trọng tội, Toà phải cử luật sư bào chữa không, cho bị can. Trong tất cả, giai đoạn điều tra ở trình độ công an thẩm vấn trong phòng dự thẩm, buộc tội trước toà, quyền lợi của công tố viện ngang với quyền lợi bị can, nghĩa là nếu công tố viện đưa hết lý lẽ để buộc tội, bị can đưa hết lý lẽ để minh oan. Cuộc đấu lý diễn ra trong tất cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử giữa công tố viện và luật sư. Các vị thẩm phán ngồi xét xử phải là vô tư, đứng giữa để theo dõi cuộc đấu lý diễn ra dưới mắt mình. Như thế mới nhận định đúng và xử công minh. Toà án xét xử không chịu lệnh của ai trong khi xét xử, chỉ biết xét xử theo lương tâm của mình và căn cứ vào tài liệu trong hồ sơ, sau khi nghe hai tiếng chuông buộc tội và gỡ tội. Người thẩm phán phải được đủ đảm bảo để làm nhiệm vụ của mình mà không sợ ai khiển trách hay gây khó khăn cho mình được. Khi điều tra thẩm vấn, tuyệt đối cấm không được dùng phương pháp tra khảo, đánh đập, hành hạ bị can, mớm cung cho bị can, dọa nạt hay dụ dỗ hắn. Khi nào có điều nghi ngờ thì bị can được miễn nghị. Nếu bị kết án thì còn quyền chống án lên toà trên. Nếu bị kết án tử hình thì lại còn quyền xin ân giảm trước vị Chủ tịch Chính phủ. Con người của bị can, trong tất cả quá trình truy tố và xét xử phải được tôn trọng triệt để, khi bị can ra trước toà thì không được xiềng xích họ và không lúc nào được dùng nhục hình đối xử với họ.
Theo một nguyên tắc căn bản, không phải vì một người tác hại cho một người khác mà người ấy phải chịu trách nhiệm trước hình luật. Tác hại cho ai thì chỉ nêu trách nhiệm về phương diện dân sự, nghĩa là bồi thường thôi - của người đã tác hại. Muốn truy tố người ấy để thi hành hình luật đối với hắn thì phải chứng minh rằng hắn phạm một tội, nghĩa là phạm vào một điều khoản nào qui định trong hình luật, và hình luật không bao giờ có tác dụng đối với quá khứ cả: nếu hành động của một người diễn ra trong thời kỳ mà hình luật chưa quan niệm là một tội thì người ấy không thể mang ra truy tố được. Không những bị can phải phạm một tội đã qui định rồi trong pháp luật, mà ta lại còn phải xét xem rằng lúc phạm tội ấy bị can có ý thức, có ý chí phạm pháp hay không, hay là vô tình mà phạm pháp. Sự đối xử trong hai trường hợp ấy khác nhau.
Lúc tôi nhắc lại các nguyên tắc này thì có vị cho rằng như thế là phiền phức, phức tạp. Dĩ nhiên rồi, nhưng tất cả vấn đề là: ta có muốn giết người vô tội không? Nếu không thì không thể nào làm khác được. Hơn nữa, muốn nhận định vấn đề cho đúng, ta không nên đứng vào vị trí một người hiện thời không dây dưa với pháp luật, một người ở một cương vị chính quyền. Ta phải đứng vào cương vị của bị tố nhân; lúc ấy vấn đề rất sáng tỏ, không những ta đòi thi hành các nguyên tắc pháp luật, ta còn cố gắng tìm hiểu thêm các nguyên tắc mới để đảm bảo người oan khỏi bị chết....”
Tại sao bây giờ các khiếu kiện vẫn còn rất nhiều và không ít khiếu kiện kéo rất dài mà chưa được xử lý thích đáng. Tôi cho rằng vì chúng ta không quan tâm đến những nguyên tắc pháp lý mà bác Tường đã nêu lên tại Hội nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ ngày 30-10-1956.
Tôi càng thấy thấm thía lời căn dặn của Bác Hồ: “So với số nhân dân thì số đảng viên chỉ là tối thiểu, hàng trăm người dân mới có một người đảng viên. Nếu không có nhân dân giúp sức thì Đảng không làm được việc gì hết...Ta cần hợp tác với người ngoài Đảng. Ta không được khinh rẻ họ, chê bai họ...Cũng vì bệnh hẹp hòi mà không biết dùng nhân tài, việc gì cũng ôm lấy hết. Ôm lấy hết thì cố nhiên không làm nổi”. (Hồ Chí Minh Toàn tập, 1995, T.5, tr. 238).
Nguồn: Viet-Studies
Nguyễn Mạnh Tường - Nhà khoa học thông thái và yêu nước
GS.TS. Nguyễn Lân Dũng 19/01/2010
Bác Nguyễn Mạnh Tường là bạn của bố tôi (GS. Nguyễn Lân) và bố vợ tôi (GS. Nguyễn Văn Huyên). Tôi được gặp bác nhiều lần và được bác dành nhiều thời gian kể cho chúng tôi nghe về tình bạn với bố vợ tôi khi hai người cùng du học tại Pháp, và bác còn kể sự khâm phục của bác đối với Hồ Chủ tịch. Bác nói (có ghi âm): Ông Vũ Đình Huỳnh có bảo tôi biết là Hồ Chủ tịch muốn gặp riêng. Tôi hỏi ông Huỳnh tôi có thằng bé con nó muốn được gặp Hồ Chủ tịch. Ông Huỳnh bảo: “Được thôi, anh cứ cho cháu đi”.Tôi và cháu Hưng cùng đi đến gặp Hồ Chủ tịch. Cụ Hồ ẵm cháu Hưng, để ngồi trên lòng và cho nó một ngôi sao vàng. Lúc đó cụ gọi tôi bằng “Ngài”. Cụ bảo: “Bây giờ chúng ta phải ký hiệp định, nhờ ngài nghiên cứu hộ lập trường để Chính phủ bênh vực khi đi dự Hội nghị Đà Lạt”. Tôi thưa với Cụ ở trong nước nhiều người có đủ khả năng làm việc này hơn tôi. Không phải vì khiêm tốn nhưng tôi thấy việc đó quá sức mình. Cụ bảo “Không, thưa Ngài, chúng tôi đã thăm dò ý kiến của nhiều anh em. Anh em đều tán thành cái này thì phải nhờ luật sư Nguyễn Mạnh Tường”. Tôi gặp anh Huyên nói chuyện, anh bảo: “Bây giờ thì cố gắng mà làm”. Tôi đình chỉ hết công việc ở Văn phòng luật sư lại trong vòng hai tháng để nghiên cứu Đề án tham dự Hội nghị Đà Lạt. Sau khi xong, lúc trình lên, Cụ Hồ thấy là được. Do đó mới cử tôi vào trong phái đoàn của Chính phủ đi dự Hội nghị. Còn anh Huyên về bộ phận văn hóa thì là cố vấn”.
Là lớp hậu sinh tôi càng thêm khâm phục bác Tường qua lời của các trí thức cao niên. Cụ Vũ Đình Hòe kể rằng: Ông Nguyễn Mạnh Tường là người trí thức cao cấp, được cấp học bổng của Chính phủ Pháp, học giỏi, đỗ 2 bằng Tiến sĩ Quốc gia nước Pháp về Văn, về Luật. Trước Cách mạng tháng Tám 1945 và trong kháng chiến tôi có tiếp xúc với ông rồi cũng có gặp nhau ở Mặt trận Tổ quốc. Đi theo kháng chiến cũng rất vất vả và ông Nguyễn Mạnh Tường làm được việc quý hóa đó là luật sư tích cực đi cãi cho người nghèo. Ở Tòa án, các vụ hình sự thường có luật sư giúp đỡ. Cãi trước tòa án quân sự, thứ nhất là những vụ về chính trị, thứ hai là những vụ phá rối là điều bắt buộc. Người Pháp thì vẫn cứ muốn lôi kéo ông Nguyễn Mạnh Tường về thành. Kéo không được thì họ làm trở ngại công việc của ông...
Nhà Cách mạng lão thành Phí Văn Bái - người đã tham gia cách mạng từ năm 1936, đã từng nuôi giấu đồng chí Hoàng Văn Thụ, đã kết nạp Đảng đồng chí Lê Trọng Tấn - khi kể về việc đi vận động bác Tường tham gia kháng chiến đã nhận xét: Luật sư Nguyễn Mạnh Tường hăng hái nhiệt tình tham gia vào kháng chiến. Ông xuống với quần chúng nhân dân. Ông đi khắp miền Bắc miền Trung làm nhiệm vụ bào chữa theo sự phân công của cấp trên, đồng thời còn tham gia giảng dạy ở trường Dự bị Đại học. Ông được cử tham gia các Hội nghị Quốc tế để bảo vệ tính chất chính nghĩa của cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân ta chống thực dân Pháp, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới trong đó có giới trí thức Pháp nhằm sớm chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
GS Trần Văn Giàu và LS Nguyễn Mạnh Tường vốn là đồng nghiệp trong giáo giới cách mạng Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ trước. Cụ thể, vào năm 1952 khi trường Dự bị Đại học được mở tại Liên khu IV, GS Trần Văn Giàu làm Bí thư Đảng ủy nhà trường, phụ trách cơ sở tại huyện Thiệu Hóa – tỉnh Thanh Hóa (GS Đặng Thai Mai làm Giám đốc nhà trường, phụ trách cơ sở tại huyện Thanh Chương – tỉnh Nghệ An), còn GS Nguyễn Mạnh Tường tham gia giảng dạy Văn học phương Tây. Kể về quan hệ với GS.Trần Văn Giàu, bác Tường gái (Tống Lệ Dung) nói: “Nhà tôi với bác Trần Văn Giàu cũng là chỗ quen thân đấy. Hồi dạy Đại học, bác Trần Văn Giàu dạy về Lịch sử, dạy về Triết học. Bác ấy đọc nhiều sách, lại giỏi ăn nói, nói chuyện rất là mạch lạc” Tháng 8 vừa qua GS Trần Văn Giàu đã gặp nhà báo Kiều Mai Sơn và gửi tặng bác Tường gái cuốn sách mới nhất của GS “Vĩ đại một con người” tài liệu phục vụ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2008, với những dòng chữ run run mà vẫn còn ấm tình nặng nghĩa: “Thân tặng gia đình Nguyễn Mạnh Tường – Giàu”. Trước khi chia tay GS Giàu dặn dò: “Lúc về Hà Nội nhớ cho tôi thăm gia đình ông Nguyễn Mạnh Tường”.
GS. Nguyễn Văn Hoàn đã có dịp gặp gỡ với bác Tường và được bác Tường kể lại như sau: “Tôi sinh năm 1909, năm 1927 sang Pháp. Bạn bè khuyên tôi đừng lên Paris, lạnh quá, ở Montpellier, một năm có 300 ngày nắng, hợp với ta hơn. Sau hai năm tôi đỗ Cử nhân Văn khoa, với 4 chứng chỉ: Văn học Pháp, Văn học Hy Lạp, Văn học La Mã, Ngữ Pháp.
Năm 1930, tôi đỗ Cử nhân Luật. Sau đó xin thi Thạc sĩ. Đây là một kỳ thi tuyển, nếu đậu sẽ được bổ làm giáo sư trung học, nhưng họ không cho vì tôi không có quốc tịch Pháp. Các giáo sư bảo, vậy thì học lên để thi Tiến sĩ. Thời đó, Tiến sĩ Pháp có hai loại: Tiến sĩ đại học và Tiến sĩ quốc gia. Tiến sĩ Đại học chỉ là một danh nghĩa, chứ chưa đem lại cho mình quyền lợi gì cụ thể. Tiến sĩ quốc gia thì khó lắm, trước hết phải có bằng chuyên sâu cao đẳng, như Phó Tiến sĩ Liên Xô, sau đó phải trình hai luận án, một chính, một phụ, lại phải thi vấn đáp hai ngoại ngữ Anh và Đức. Năm 1932, tôi thi đậu Tiến sĩ Luật, một tháng sau thi đậu Tiến sĩ Văn, đều ở Đại học Montpellier, 22 tuổi rưỡi tôi đậu hai bằng Tiến sĩ là như vậy.Về nước có hai viên mật thám, trong đó có Louis Marty, gặp và gợi ý tôi vào làm việc với Bảo Đại, cấp bậc Thượng thư. Tôi từ chối, sau đó họ gây khó khăn, ở nhà ba tháng, tôi trở lại Pháp. Năm năm trời đi du lịch và nghiên cứu các nước châu Âu: Tây Ban Nha, Ý Đại Lợi, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập… Trong thời gian này tôi viết bốn cuốn sách bằng tiếng Pháp:1. Nền tảng Pháp; 2. Kinh nghiệm Địa Trung Hải; 3. Kinh nghiệm và nước mắt tuổi trẻ; 4. Du lịch và cảm xúc (Kịch). Dụng ý của tôi là cung cấp cho công trường Việt Nam và châu Á những nguyên vật liệu xây dựng của văn minh châu Âu. Sau 5 năm đi du lịch, năm 1936 tôi về nước được vào dạy ở Trường Bảo Hộ (Trường Bưởi). Nhà ở số 1 Mai Xuân Thưởng, trông ra Hồ Tây, chỉ cách trường 200 mét. Đây là quãng một thời gian hạnh phúc của đời tôi. Đồng nghiệp thì có Hoàng Xuân Hãn dạy Toán, Nguyễn Văn Huyên dạy Sử, Kontum dạy Vật lý. Các học trò xuất sắc, tôi còn nhớ có Lê Kim Chung sau làm ngoại giao, Lê Khắc làm ngoại thương, Nguyễn Sĩ Quốc, Tiến sĩ về Y khoa. Năm 1940, Pháp thua trận, Nhật đưa quân vào Đông Dương, lập ra một Hội đồng, do Phạm Lê Bổng đứng đầu, vận động nông dân bán lúa, gạo cho Nhật. Họ muốn tôi tham gia nhưng tôi từ chối. Họ lại gây khó khăn, tôi nộp đơn xin từ chức, ra mở văn phòng luật sư ở phố Trần Hưng Đạo, đây là nghề tôi đã tập sự bên Pháp. Tháng 9 năm 1945, Cách mạng thành công. Chỉ hơn một tháng sau khi đọc bản tuyên bố thành lập nước Việt Nam độc lập ở quảng trường Ba Đình, cụ Hồ ký sắc lệnh lập thêm Trường Đại học Văn Khoa, bổ sung vào hệ thống trường đã có, do Pháp lập, ông Đặng Thai Mai làm Giám đốc, tôi được cử dạy Khoa Văn chương Tây Phương. Năm sau, cụ Hồ lại mời tôi đến giao cho một nhiệm vụ quan trọng. Người đến mời là Nguyễn Hữu Đang. Tôi biết Đang từ hồi này. Cụ Hồ nói: Ta sẽ ký với Pháp một tạm ước, nhưng lại muốn đạt được cao hơn một tạm ước. Sẽ có hội nghị, lúc đầu ở Việt Nam (Đà Lạt), sau ở Pháp. Nhờ Ngài xây dựng cho lập trường Việt Nam để đi đấu tranh. Tôi từ chối, nói còn có nhiều người giỏi hơn tôi. Cụ Hồ khẩn khoản: Tôi đã hỏi nhiều anh em, họ đều bảo chỉ có Ngài làm được, xin Ngài về suy nghĩ và giúp cho Chính phủ. (Hồi này cụ Hồ cứ gọi tôi là Ngài!). Đi Đà Lạt là Đoàn Liên hiệp các đảng phái. Trưởng đoàn là Nguyễn Tường Tam. Phó là Võ Nguyên Giáp và Vũ Hồng Khanh, nhưng khi họp đoàn ở Bắc Bộ phủ thì không thấy hắn đến. Không thuộc đảng phái nào thì có Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên và tôi. Lúc tiễn đoàn lên đường, cụ Hồ nói to: Xin chúc anh em đi thành công, đặc biệt tôi có lời khuyên: Nội bộ đoàn kết, phải đấu tranh găng nhưng không được gãy. Hoàng Xuân Hãn có viết hồi ức về Hội nghị nhưng không nhắc lại chi tiết quan trọng này, tôi hỏi thì anh bảo quên! Các thành viên của Đoàn ta đều nói thạo tiếng Pháp nhưng để biểu thị là Đoàn đại biểu của một nước Việt Nam độc lập, ta chỉ phát biểu ý kiến bằng tiếng Việt. Có một phiên dịch, nhưng dịch dở quá, Tây không hiểu được, tôi tự động đứng ra dịch thay. Phía Pháp nghe rất khen ngợi. Kết thúc Hội nghị, D’Argenlieu có tổ chức tiệc trà tiễn Đoàn. Một sĩ quan hầu cận Pháp đến nói: Thủy Sư Đô đốc muốn gặp riêng Ngài. Tôi nói: Tôi chưa hân hạnh được quen biết Ngài Thủy Sư Đô đốc. Có anh em nói: Nó mời thì anh cứ đi, tôi đi xuyên qua phòng họp, đông khoảng một trăm người, đến gặp nó, chỉ toàn nói chuyện xã giao vớ vẩn. Thế mà khi về Hà Nội, có dư luận nói: “Tường là tay trong của Pháp, Tường phản quốc”. Hãn tức, đến gặp Võ Nguyên Giáp, dư luận mới được dập tắt. Năm 1946, tôi đang cãi ở Hải Phòng thì tiếng súng toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Tôi phải đi đường Nam Định để về Hà Nội, rồi tản cư đi Hà Nam, ở Ngô Khê. Nó đánh Hà Nam, chạy sang Thái Bình, ở Hưng Nhân. Nó đánh Thái Bình, chạy vào Thanh Hóa. Hồi dạy Dự bị Đại học, tôi ở dốc Đu, Thiệu Hóa, bên cạnh là nhà Hồ Đắc Liên, gần nhà Nguyễn Khánh Đàm, anh ruột nhà văn Nguyễn Tuân. Điện Biên Phủ thắng lợi, được về lại Hà Nội. Tôi vinh dự được tiếp quản trường Đại học Luật và Đại học Sư Phạm. Được cử làm Giám đốc Đại học Luật, Đại học Sư Phạm thì Đặng Thai Mai làm Giám đốc, tôi làm phó, cùng với Trần Văn Giàu. Tôi vui sướng được dạy Văn học Pháp. Năm 1952, tôi được cử đi dự Hội nghị bảo vệ Hòa Bình châu Á - Thái Bình Dương ở Bắc Kinh. Ba tháng sau đi dự Đại hội Hòa Bình Thế giới ở Vienne. Tại Vienne có cuộc gặp riêng giữa hai đoàn Việt – Pháp. Bên ta có nữ Anh hùng quân đội Nguyễn Thị Chiên, bên đoàn Pháp có Raymond Dienne. Xuân Thủy bảo tôi: Anh phải nói vài lời, chứ ngồi nhìn nhau thế này à!.
Tôi đứng dậy nói: Trong khi máy bay của quân viễn chinh Pháp quần đảo trên bầu trời đất nước chúng tôi thì đêm xuống học sinh chúng tôi vẫn học tiếng Pháp, thưởng thức văn chương của các văn hào Pháp. Đoàn Pháp rất cảm động, họ yêu cầu tôi viết lại để đăng lên báo Bảo Vệ Hòa Bình.
Sau đó là đến thời Cải cách ruộng đất. Ở Hội nghị của Mặt trận Tổ Quốc, họp ở Hà Nội ngày 30 tháng 10 năm 1956, sau khi ông Trường Chinh, thay mặt Đảng Lao động Việt Nam, tự phê bình về các sai lầm đã phạm trong Cải cách ruộng đất, tôi đọc bản tham luận Qua những sai lầm trong Cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo. Từ góc độ một người hoạt động trong lĩnh vực luật pháp, tôi nói đến một chế độ pháp trị chân chính, một chế độ dân chủ thực sự.
Đi Hội nghị về, Nguyễn Hữu Đang đến phỏng vấn, rồi viết bài đăng lên báo Nhân văn. Tôi như thành một người “phạm pháp quả tang”, bị sa thải khỏi Đại học và không được hành nghề Luật sư nữa.
Từ 1957 là thời kỳ đen tối của cuộc đời tôi. Tuy vậy, tôi đã lợi dụng thời gian rảnh rỗi này để viết sách, trong đó có cuốn Lý luận giáo dục châu Âu từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, tôi cố ý viết bằng tiếng Việt để lãnh đạo có thể đọc được. Tôi đánh giá rất cao nền Văn học châu Âu, từ Văn học Hy Lạp – La Mã đến Văn học Pháp, từ Montaigne đến Rousseau. Theo tôi, về xây dựng con người ta thiếu cân bằng giữa trí tuệ và tình cảm, về phương pháp tư duy ta nặng về ý chí không tưởng mà nhẹ về duy lý và đầu óc phê phán.
Năm 1989, tôi sang Pháp và lưu lại Pháp 4 tháng. Phóng viên Le Monde đến phỏng vấn. Họ muốn tôi lợi dụng cơ hội này để trả thù. Tôi lấy ý “cú đá của con lừa” trong thơ ngụ ngôn của La Fontaine để trả lời, tôi nói: Chỉ có con lừa mới đá con sư tử già, người tri thức đâu phải là con lừa! Họ lại hỏi: Ở Roumanie, Ceausescu đã sụp đổ, Việt Nam thì sao?Tôi trả lời: Roumanie là Roumanie, Việt Nam là Việt Nam. Ceausescu thì so sánh thế nào được với Hồ Chí Minh. Trên đất nước Việt Nam, Đảng Cộng Sản Việt Nam là mạnh nhất. Không thể lật đổ Đảng Cộng Sản Việt Nam nhưng nó phải được tổ chức lại, phải sa thải bọn tham ô. Phải lập lại truyền thống Diên Hồng và lắng nghe ý kiến của nhân dân. Họ lại hỏi: Thế theo ông, bao giờ thì có cách mạng dân chủ ở Việt Nam? Tôi đọc câu thơ của Paul Valéry:
Patience, patience, Patience dans l’azur! Chaque atome de silence. Est la chance d’un fruit mur! (Kiên nhẫn, hãy kiên nhẫn, Kiên nhẫn trong trong xanh! Mỗi sát-na yên tịnh Cơ may một quả lành!-Bác sĩ Trần Ngọc Ninh dịch).
Ông Phạm Bình, Đại sứ ta ở Pháp hồi đó mời tôi đến thăm Sứ quán, tôi vừa vào, ông ôm hôn nồng nhiệt. Các vị lãnh đạo ở Hà Nội cũng hài lòng”.
Có thể coi đây là trích ngang ngắn gọn, thành thực và khá đầy đủ về bản thân mình của bác Tường.
Tôi tò mò tìm kiếm để đọc lại nguyên văn bài phát biểu Qua những sai lầm trong Cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo của bác Tường tại Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, và thực sự kinh ngạc về những ý kiến của Bác. Thật là những ý kiến chính xác với tinh thần xây dựng và yêu nước, cho đến nay vẫn còn có đầy đủ giá trị hiện thực. Tiếc rằng khi đó chúng ta chưa có thói quen nghe các ý kiến phản biện của các nhà trí thức.
Chẳng hạn, bác Tường đã nói: Tôi phấn khởi được nghe bản phê bình của Đảng Lao Động do ông Trường Chinh đọc trước Hội nghị. Nhưng tôi cũng phải thú rằng lòng phấn khởi của tôi một phần bị giảm đi, vì tôi nhớ lại kết quả tai hại của các sai lầm đã phạm trong công cuộc Cải Cách Ruộng Đất... Quả thực như ông Trường Chinh đã tuyên bố, uy tín của Chính phủ, của Đảng bị tổn thiệt rất nhiều. Thế tại sao đồng bào chúng ta lại khổ cực? Phải chăng vì cán bộ của chúng ta non, hẹp hòi, chưa thấm nhuần lý luận cách mạng, không tôn trọng giá trị của con người, các nhu cầu và đòi hỏi chính đáng của nó? Phải chăng vì ta đang mắc trầm trọng bệnh ấu trĩ của cách mạng? Các điều đó là có, ta không hề chối và ta cũng không thể chối cãi được. Nhưng nhận định như vậy vẫn còn hời hợt. Ta phải đi sâu hơn nữa. Khi trong Cải Cách Ruộng Đất của ta, ta thấy bao nhiêu người bị tù tội, bị giết oan, trong đó bao nhiêu người dân ưu tú đã từng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp cách mạng, khi hiện thời ở nông thôn vẫn có người bị đánh đập, ngược đãi, khi ta không xây dựng được đoàn kết giữa các đồng bào, thì ta phải nhận định rằng các sai lầm ta đã mắc trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất này chỉ là những biểu hiệu cực độ của các sai lầm ta đã phạm, và các sai lầm ấy nêu lên, như tôi trình bày trên đây, một vấn đề cực kỳ quan trọng là vấn đề lãnh đạo... ông Trường Chinh đã nhận thấy là ở chỗ: ta quên hẳn ta hiện thời nắm chính quyền và chính quyền ấy, nếu ta biết sử dụng nó, khai thác nó một cách sáng suốt, nhất định ta vẫn thành công nhưng ta tránh được bao tai họa làm ta đau khổ hiện thời. Con đường ông Trường Chinh đã đi để tiến tới kết luận ấy là con đường chính trị. Các anh em tôi là những nhà luật học, chỉ là nhà chuyên môn và lý luận trên cơ sở chuyên môn thôi, đã trông thấy kết luận ấy ngay từ khi chính sách phát động và Cải Cách được đề ra. Tại sao? Vì giải pháp chính quyền cụ thể là giải pháp pháp lý, đảm bảo thắng lợi hoàn toàn của cách mạng nếu ta biết mang nó ra phục vụ chính trị và cách mạng.
Ta muốn gì? Tìm kẻ thù của nông dân, của cách mạng để tiêu diệt nó. Nhưng đồng thời nếu ta biết lo xa, nhìn xa, ta cũng không quên rằng công lý của cách mạng, muốn bảo toàn được uy tín và thắng lợi của cách mạng, phải biết đánh đúng địch. Khi đưa ra khẩu hiệu “thà chết 10 người oan còn hơn để sót một địch” thì khẩu hiệu này không những quá tả một cách vô lý mà phản lại cách mạng là đằng khác nữa. Muốn chứng minh điều này ta chỉ cần nhìn thực tế: kết quả sai lầm ta đã phạm khi thực hiện khẩu hiệu này rất tổn thiệt cho uy tín của cách mạng và cho bản thân bao nhiêu chiến sĩ cách mạng. Nếu không phải đó là phản lại cách mạng thì là gì?
Khẩu hiệu của pháp lý thì khác hẳn: “Thà 10 địch sót còn hơn một người bị kết án oan”. Thế ta có lo ngại rằng 10 địch sót không? Không, vì ta nắm chính quyền, vì cách mạng ta đã thành công. Như vậy kẻ thù của cách mạng chẳng sớm thì chậm, nhất định hoặc cải thiện, giác ngộ, hoặc lọt vào lưới của ta. Khẩu hiệu này lợi ở chỗ: không một người oan nào bị kết án. Do đó, không có các kết quả cực kỳ tai hại diễn ra hiện thời.
Làm thế nào thực hiện được khẩu hiệu ấy? Kinh nghiệm pháp lý của hàng nghìn năm lịch sử thế giới cho ta biết rằng ta có phương pháp để tìm đúng địch mà đánh, không đánh tràn lan, không đánh người vô tội. Tôi xin phép nhắc tóm tắt sau đây các nguyên tắc căn bản mà pháp lý nêu lên để đạt mục đích ấy.
Một nguyên tắc đầu tiên là không hình phạt các tội đã phạm quá lâu rồi mà bây giờ mới khám phá ra. Tại sao? Vì rằng vấn đề bằng chứng khó giải quyết được. Tang vật đã mất, nhân chứng có người đã từ trần, có người không nhớ rõ các sự việc họ đã mục kích. Hơn nữa, sở dĩ hình luật phạt các tội, là vì các tội ấy đã xâm phạm vào trật tự xã hội: tác hại cho nạn nhân và gây tác dụng xấu trong quần chúng. Nhưng khi tội đã phạm quá lâu, trật tự xã hội hết bị xâm phạm rồi, nạn nhân không còn đau khổ, tác dụng xấu của tội cũng hết, thời gian đã hàn gắn các vết thương. Bây giờ lại vạch chuyện cũ thì không những khó thu thập được bằng chứng kết tội mà lại gây một sự náo động trong xã hội không cần thiết. Chính xã hội thấy “quên” lợi hơn là “nhớ”.
Một nguyên tắc thứ hai là trách nhiệm của phạm nhân thì chỉ một mình phạm nhân phải chịu, không có trách nhiệm chung của vợ con, của gia đình. Nêu trách nhiệm trước hình luật của các người “có quan hệ” với phạm nhân không những là bất công mà lại còn gây các sự rung động vô ích trong xã hội. Hơn 400 năm nay không một nước Tây phương nào làm việc đó nữa. Trách nhiệm trước hình luật chỉ là một trách nhiệm cá nhân mà thôi. Không những thế, về phương diện nhân đạo, thì các phạm nhân quá già được miễn nghị, miễn tố và các vị thành niên được chiếu cố.
Môt nguyên tắc thứ ba là muốn kết án một người phải có bằng chứng xác đáng. Phải có nhân chứng là những kẻ đã mục kích sự phạm pháp và cung khai một cách cụ thể, rõ ràng, chắc chắn. Một nhân chứng thôi chưa đủ, ít ra cũng phải có hai nhân chứng cung khai phù hợp với nhau mới được coi là đáng kể. Cung khai của các nhân chứng phải ăn khớp với nhau và trong quá trình phạm pháp các tang vật thu được phải có tác dụng hợp lý, sát hợp với kết quả do cuộc điều tra mang lại.
Một nguyên tắc thứ tư là thủ tục điều tra, xét xử phải bảo đảm quyền lợi của bị tố nhân. Bị tố nhân có quyền nhờ luật sư bào chữa cho mình, và khi thiếu điều kiện nhờ luật sư, khi nào là một trọng tội, Toà phải cử luật sư bào chữa không, cho bị can. Trong tất cả, giai đoạn điều tra ở trình độ công an thẩm vấn trong phòng dự thẩm, buộc tội trước toà, quyền lợi của công tố viện ngang với quyền lợi bị can, nghĩa là nếu công tố viện đưa hết lý lẽ để buộc tội, bị can đưa hết lý lẽ để minh oan. Cuộc đấu lý diễn ra trong tất cả quá trình điều tra, truy tố, xét xử giữa công tố viện và luật sư. Các vị thẩm phán ngồi xét xử phải là vô tư, đứng giữa để theo dõi cuộc đấu lý diễn ra dưới mắt mình. Như thế mới nhận định đúng và xử công minh. Toà án xét xử không chịu lệnh của ai trong khi xét xử, chỉ biết xét xử theo lương tâm của mình và căn cứ vào tài liệu trong hồ sơ, sau khi nghe hai tiếng chuông buộc tội và gỡ tội. Người thẩm phán phải được đủ đảm bảo để làm nhiệm vụ của mình mà không sợ ai khiển trách hay gây khó khăn cho mình được. Khi điều tra thẩm vấn, tuyệt đối cấm không được dùng phương pháp tra khảo, đánh đập, hành hạ bị can, mớm cung cho bị can, dọa nạt hay dụ dỗ hắn. Khi nào có điều nghi ngờ thì bị can được miễn nghị. Nếu bị kết án thì còn quyền chống án lên toà trên. Nếu bị kết án tử hình thì lại còn quyền xin ân giảm trước vị Chủ tịch Chính phủ. Con người của bị can, trong tất cả quá trình truy tố và xét xử phải được tôn trọng triệt để, khi bị can ra trước toà thì không được xiềng xích họ và không lúc nào được dùng nhục hình đối xử với họ.
Theo một nguyên tắc căn bản, không phải vì một người tác hại cho một người khác mà người ấy phải chịu trách nhiệm trước hình luật. Tác hại cho ai thì chỉ nêu trách nhiệm về phương diện dân sự, nghĩa là bồi thường thôi - của người đã tác hại. Muốn truy tố người ấy để thi hành hình luật đối với hắn thì phải chứng minh rằng hắn phạm một tội, nghĩa là phạm vào một điều khoản nào qui định trong hình luật, và hình luật không bao giờ có tác dụng đối với quá khứ cả: nếu hành động của một người diễn ra trong thời kỳ mà hình luật chưa quan niệm là một tội thì người ấy không thể mang ra truy tố được. Không những bị can phải phạm một tội đã qui định rồi trong pháp luật, mà ta lại còn phải xét xem rằng lúc phạm tội ấy bị can có ý thức, có ý chí phạm pháp hay không, hay là vô tình mà phạm pháp. Sự đối xử trong hai trường hợp ấy khác nhau.
Lúc tôi nhắc lại các nguyên tắc này thì có vị cho rằng như thế là phiền phức, phức tạp. Dĩ nhiên rồi, nhưng tất cả vấn đề là: ta có muốn giết người vô tội không? Nếu không thì không thể nào làm khác được. Hơn nữa, muốn nhận định vấn đề cho đúng, ta không nên đứng vào vị trí một người hiện thời không dây dưa với pháp luật, một người ở một cương vị chính quyền. Ta phải đứng vào cương vị của bị tố nhân; lúc ấy vấn đề rất sáng tỏ, không những ta đòi thi hành các nguyên tắc pháp luật, ta còn cố gắng tìm hiểu thêm các nguyên tắc mới để đảm bảo người oan khỏi bị chết....”
Tại sao bây giờ các khiếu kiện vẫn còn rất nhiều và không ít khiếu kiện kéo rất dài mà chưa được xử lý thích đáng. Tôi cho rằng vì chúng ta không quan tâm đến những nguyên tắc pháp lý mà bác Tường đã nêu lên tại Hội nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ ngày 30-10-1956.
Tôi càng thấy thấm thía lời căn dặn của Bác Hồ: “So với số nhân dân thì số đảng viên chỉ là tối thiểu, hàng trăm người dân mới có một người đảng viên. Nếu không có nhân dân giúp sức thì Đảng không làm được việc gì hết...Ta cần hợp tác với người ngoài Đảng. Ta không được khinh rẻ họ, chê bai họ...Cũng vì bệnh hẹp hòi mà không biết dùng nhân tài, việc gì cũng ôm lấy hết. Ôm lấy hết thì cố nhiên không làm nổi”. (Hồ Chí Minh Toàn tập, 1995, T.5, tr. 238).
Nguồn: Viet-Studies
Wednesday, February 03, 2010
Lê Đạt - Nhân Thánh Thán bình thơ Đường [1/2]
Nhân Thánh Thán bình thơ Đường [1/2]
Lê Đạt
Xin chọn mấy bài thơ Đường tương đối quen thuộc với độc giả Việt Nam để tiện theo dõi:
I. Hoàng Hạc lâu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư hoàng hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tịch xuyên lịch lịch Hán dương thụ
Phương thảo thê thê Anh vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
Thôi Hiệu
Lầu Hạc Vàng
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi
Nơi đây chỉ còn trơ lầu Hạc vàng
Hạc một đi rồi không trở lại nữa
Mây trắng ngàn năm man mác trôi
Dòng sông quang tạnh rực rỡ hàng cây đất Hán dương
Cỏ thơm mọc tươi tốt trên bãi Anh vũ
Chiều tối quê nhà ở nơi đâu?
Khói sóng trên sông khiến người buồn bã.
Kim Thánh Thán phê bình: Có bản chép Tích nhân dĩ thừa bạch vân khứ thực là lầm lớn! Không biết rằng bài thơ này dùng bút lớn bao la tả liền ba chữ Hoàng Hạc lâu, chỗ kỳ lạ là ở đó. Giả sử người xưa mà cưỡi bạch vân thì lầu này tại sao lại có tên là hoàng hạc? Lý này thật rất rõ ràng. Còn như câu 4 chợt thêm vào bạch vân diệu ở chỗ có ý không ý, có nói không nói (hữu ý vô ý, hữu vị vô vị). Nếu thoạt tiên chưa tả hoàng hạc mà trước đã tả bạch vân thì là hoàng hạc, bạch vân đối chọi nhau: Hoàng Hạc vốn là tên lầu, còn bạch vân thì do điển nào mà ra? Bạch vân đã được ngời xưa cưỡi đi mà đến nay hãy còn du du trên đời này há có thiên tải bạch vân sao? Thực không đáng một cái cười. Làm thơ không nhiều mà có thể khiến Thái Bạch Công phải gác bút thì đúng là bậc đại trượng phu trong rừng bút mực vậy. Hãy xem bọn nho mọn ô uế suốt đời rên rỉ khổ ngâm, đến cái ngày đậy nắp áo quan, người ta góp nhặt lại cũng được mấy trăm ngàn lời thế nhưng không từng được cả một đứa trẻ nít trong làng tạm thời để mắt vào, thực đáng đau xót lắm.
Lê Đạt lạm bàn: Lý giải minh triết, lời lẽ tung hoành, sát phạt như những đường gươm tuyệt mệnh đúng là loại người xưa nay hiếm trong cõi phê bình. Thể loại phê bình thường bị một số nhà sáng tác xem khinh 15 phút như thể loại ký sinh, thằng còng làm thằng ngay ăn, viết đến mức Thánh Thán ai dám bảo thua sáng tác? (Tôi e rằng phần Thánh Thán phê bình Tây sương ký có chỗ còn vượt cả bút lực của tác giả Vương Thừa Phủ).
Trong lúc không ít nhà sáng tác phải xuất trình chứng minh thư độc giả mới biết là của ai, chỉ cần lướt mấy dòng trên, dù chưa xem đến tên tác giả cũng biết ngay là của ông họ Kim. Lời thật độc! Trộn không lẫn.
Không có thể loại dở. Chỉ có người dở.
Kim Thánh Thán phê bình tiếp: Phàm cổ nhân mà có một lời, một hàng, một câu, một chữ đủ để bước một mình trong một thời, chiếm cứ cả ngàn năm thì ta cần phải tin rằng không gì là không đều do đọc ở sách, dưỡng khí mà ra.
Như dải thơ này ta phải tin rằng rõ ràng là do đọc sách. Các câu 1, 2: chính là ông đọc Thiên Thiên đạo, sách Trang tử, lời của Luân Biện nói về Tề Hoàn công… ông liền thuận tay sửa bớt, dùng rất thích đáng. Các câu 3, 4 chính là ông đọc được câu ca Dịch thuỷ trong Kinh Kha liệt truyện.
Phong tiêu tiêu hề Dịch thuỷ hàn
Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn
(Gió vi vu hề sông Dịch lạnh lùng ghê
Tráng sĩ một ra đi không trở về)
Cuốn sách ai cũng đọc thế mà chỉ riêng ông có sự sẵn đối cảnh liền dùng, ngay cả chính mình rốt cuộc cũng không biết nữa thế thì rõ ràng phải tin đó là cái sức dưỡng khí.
Tiền dải tả người xưa, hậu dải tả người nay tuyệt nhiên không tả đến lầu! Dải này lại diệu ở chỗ không dính liền gì với đoạn trên, chỉ nhất ý tựa cao trông xa, riêng thổ lộ hoài bão của mình, mặc cho đời sau muốn hiểu ra sao thì hiểu thực đúng là bậc đại gia vậy.
Lê Đạt lạm bàn: Thánh Thán viết lời bình trên đã 300 năm mà tưởng đâu mới viết hôm qua, hôm kia gì đó trên một tạp chí phê bình mới tại Pháp những thập niên 60.
Nghĩ đến thuyết bản viết nhiều tầng (écriture plurielle) của Rôlăng Báctờ hay của trường phái ngữ nghĩa phân học (sémanalyse) quan niệm bất cứ một nguyên cảo nào cũng được viết trên một palimxet, tức là một miếng da cừu. Đã viết rồi được cạo sạch đi để viết mới những vẫn ẩn hiện bản văn cũ. Một câu thơ hay là câu thơ ký thác được lịch sử thi ca nhân loại, nó đi qua các tầng văn hoá như con tàu Du hành II vượt quỹ đạo Thái dương hệ đi vào cõi vô cùng.
Đọc sách, dưỡng khí là quá trình tích tụ, sinh thành trong ý thức lẫn vô thức con người, do đó một nhà thơ có thể xuất khẩu thành chương nhưng câu thơ vẫn mang sức hàm dưỡng hàng nghìn năm công lực mà ngay chính nhà thơ rút cuộc cũng không biết. Không có câu thơ hay mà lại ở trình độ cấp I.
Thơ theo cấu trúc gián đọan - Không cần những chuyển câu dông dài có tính chất lý giải hai năm rõ mười - Nhà thơ cố gắng tạo nên một liên kết chữ phức hợp bất định và đa nghĩa mặc cho người đời sau (cả đời nay nữa) muốn hiểu ra sao thì hiểu khuyến khích khả năng tự do tạo nghĩa của họ với tư cách đồng tác giả của bài thơ.
Cố gắng sáng giá nhất của nhà thơ là dò tìm miền chưa biết, mở mang bờ cõi diễn đạt của ngôn ngữ và cảm thụ của người đọc. Đó là trọng chữ, trọng người, đâu phải trò ú tim, cố tình làm khó, làm bí hiểm, coi thường người đọc.
Trong phong trào thơ hiện đại cuối thế kỷ XX, Thánh Thán “tam bách dư niên hậu” vẫn còn là một bạn đường đồ sộ.
Thánh Thán phê bình: Thái Bạch Công phê bình bài thơ này cũng chỉ nói rằng:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu
(Trước mắt có cảnh không nói được
Thôi Hiệu đề thơ ở trên đầu)
… Bây giờ mình muốn mệnh ý thì họ Thôi đã mệnh ý hết rồi, nếu muốn thẩm cách thì họ Thôi đã thẩm cách xong rồi, nếu muốn tranh phát bút thì họ Thôi phát bút đã là không tiền khoáng hậu, không chiếu cố đến kẻ khác, dù cho mình có cảnh đẹp đầy mắt có thể soạn mấy trăm ngàn liên chăng nữa thì cũng chỉ là tự nhả hết tâm huyết ra uổng phí thôi, chớ còn đặt tay vào đâu được, vì thế bất giác cúi mình sát đất thổ lộ thực rằng: có cảnh nói không được. Than ôi! Thái Bạch Công sỡ dĩ hư tâm phục thiện như thế chỉ vì chính mình hiểu rõ luật thi cam khổ. Còn các ông đời sau thì bất chấp có người nào đề thơ rồi, chẳng ngần ngại gì mà không tức thì đề lại tám câu.
Lê Đạt lạm bàn: Đúng là Lý Bạch qua hai câu thơ trên có tỏ lòng trọng thị Thôi Hiệu. Nhưng nói rằng bất giác cúi mình sát đất thì có phần quá đáng. Thánh Thán là một nhà phê bình cực đoan. Đó là ưu điểm, cũng là nhược điểm của ông.
Vì mải đề cao Thôi Hiệu, ông chỉ thấy khía cạnh cúi mình sát đất của Lý Bạch mà không nhìn thấy thái độ tự tại bình tâm của một đại thi hào không lấy việc hơn thua làm trọng mà chỉ một lòng cảm thụ thơ hay. Thơ anh làm về lầu Hoàng Hạc thế là diệu, của anh hoặc của ta, ta hơn hay anh hơn việc đó có quan trọng gì, anh làm đã đạt rồi thì ta ngâm thơ của anh hà tất phải làm thêm một bài để thi đấu, con trẻ nó chẳng cười cho sao? Đó là tâm sáng của bậc thượng đẳng.
Thánh Thán viết: Than ôi! Thái Bạch Công sở dĩ hư tâm phục thiện như vậy chỉ vì chính mình hiểu rõ luật thi cam khổ.
Tôi cũng biết ý Kim tiên sinh muốn dùng Lý Bạch để dạy một bài học cho các ông thơ thẩn đời sau… của trường phái thơ con cóc!
Nhưng tôi e tiên sinh còn có điều hạn hẹp khác:
Ở một phần khác Thánh Thán viết: Ôi luật thi đời Đường chẳng phải chỉ là sự cấu tạo tốt đẹp của một thời mà vốn là tuyệt xướng của ngàn bậc thánh.
Luật thơ dù tuyệt vời đến đâu cũng chỉ là bước đầu. Người làm thơ cao thủ không thể không thuần thục nó nhưng thành thục rồi nên quên nó đi, biến nó thành một phản xạ. Luật thơ dù là thơ Đường, chỉ là điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ.
Lý Bạch không làm không phải vì hiểu rõ luật thi cam khổ, ông không làm vì không thích làm, thế thôi.
Thánh Thán thừa hiểu rằng hai nhà thơ lớn nhất đời Đường là Đỗ Phủ và Lý Bạch.
Đỗ Phủ hoạt động trong cõi luật.
Lý Bạch hoạt động trong cõi siêu luật.
Đỗ Phủ là tuyệt đỉnh của thơ luật Đường.
Lý Bạch là chân trời của thơ Đường.
Sao lại lấy những tiêu chuẩn của cõi luật áp đặt cho cõi siêu luật?
Một điểm nữa, tại sao lại khăng khăng kết luận rằng Lý Bạch cúi mình sát đất không dám làm thơ về lầu Hoàng Hạc nữa? Thật ra Lý Bạch đã làm. Nhưng không làm như Thôi Hiệu. Hai câu thơ:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu
có thể coi là một bài kiểu khác của Lý về Hoàng Hạc Lâu. Nó cũng nổi tiếng không kém gì bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu.
Đó chính là phép hiện diện bằng khuyết diện của bậc đại trí.
(Còn nữa)
© Copyright 2004 eVan, 1997-2006 VnExpress.net, All rights reserved. Contact us
Lê Đạt
Xin chọn mấy bài thơ Đường tương đối quen thuộc với độc giả Việt Nam để tiện theo dõi:
I. Hoàng Hạc lâu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
Thử địa không dư hoàng hạc lâu
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
Bạch vân thiên tải không du du
Tịch xuyên lịch lịch Hán dương thụ
Phương thảo thê thê Anh vũ châu
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu
Thôi Hiệu
Lầu Hạc Vàng
Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi
Nơi đây chỉ còn trơ lầu Hạc vàng
Hạc một đi rồi không trở lại nữa
Mây trắng ngàn năm man mác trôi
Dòng sông quang tạnh rực rỡ hàng cây đất Hán dương
Cỏ thơm mọc tươi tốt trên bãi Anh vũ
Chiều tối quê nhà ở nơi đâu?
Khói sóng trên sông khiến người buồn bã.
Kim Thánh Thán phê bình: Có bản chép Tích nhân dĩ thừa bạch vân khứ thực là lầm lớn! Không biết rằng bài thơ này dùng bút lớn bao la tả liền ba chữ Hoàng Hạc lâu, chỗ kỳ lạ là ở đó. Giả sử người xưa mà cưỡi bạch vân thì lầu này tại sao lại có tên là hoàng hạc? Lý này thật rất rõ ràng. Còn như câu 4 chợt thêm vào bạch vân diệu ở chỗ có ý không ý, có nói không nói (hữu ý vô ý, hữu vị vô vị). Nếu thoạt tiên chưa tả hoàng hạc mà trước đã tả bạch vân thì là hoàng hạc, bạch vân đối chọi nhau: Hoàng Hạc vốn là tên lầu, còn bạch vân thì do điển nào mà ra? Bạch vân đã được ngời xưa cưỡi đi mà đến nay hãy còn du du trên đời này há có thiên tải bạch vân sao? Thực không đáng một cái cười. Làm thơ không nhiều mà có thể khiến Thái Bạch Công phải gác bút thì đúng là bậc đại trượng phu trong rừng bút mực vậy. Hãy xem bọn nho mọn ô uế suốt đời rên rỉ khổ ngâm, đến cái ngày đậy nắp áo quan, người ta góp nhặt lại cũng được mấy trăm ngàn lời thế nhưng không từng được cả một đứa trẻ nít trong làng tạm thời để mắt vào, thực đáng đau xót lắm.
Lê Đạt lạm bàn: Lý giải minh triết, lời lẽ tung hoành, sát phạt như những đường gươm tuyệt mệnh đúng là loại người xưa nay hiếm trong cõi phê bình. Thể loại phê bình thường bị một số nhà sáng tác xem khinh 15 phút như thể loại ký sinh, thằng còng làm thằng ngay ăn, viết đến mức Thánh Thán ai dám bảo thua sáng tác? (Tôi e rằng phần Thánh Thán phê bình Tây sương ký có chỗ còn vượt cả bút lực của tác giả Vương Thừa Phủ).
Trong lúc không ít nhà sáng tác phải xuất trình chứng minh thư độc giả mới biết là của ai, chỉ cần lướt mấy dòng trên, dù chưa xem đến tên tác giả cũng biết ngay là của ông họ Kim. Lời thật độc! Trộn không lẫn.
Không có thể loại dở. Chỉ có người dở.
Kim Thánh Thán phê bình tiếp: Phàm cổ nhân mà có một lời, một hàng, một câu, một chữ đủ để bước một mình trong một thời, chiếm cứ cả ngàn năm thì ta cần phải tin rằng không gì là không đều do đọc ở sách, dưỡng khí mà ra.
Như dải thơ này ta phải tin rằng rõ ràng là do đọc sách. Các câu 1, 2: chính là ông đọc Thiên Thiên đạo, sách Trang tử, lời của Luân Biện nói về Tề Hoàn công… ông liền thuận tay sửa bớt, dùng rất thích đáng. Các câu 3, 4 chính là ông đọc được câu ca Dịch thuỷ trong Kinh Kha liệt truyện.
Phong tiêu tiêu hề Dịch thuỷ hàn
Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn
(Gió vi vu hề sông Dịch lạnh lùng ghê
Tráng sĩ một ra đi không trở về)
Cuốn sách ai cũng đọc thế mà chỉ riêng ông có sự sẵn đối cảnh liền dùng, ngay cả chính mình rốt cuộc cũng không biết nữa thế thì rõ ràng phải tin đó là cái sức dưỡng khí.
Tiền dải tả người xưa, hậu dải tả người nay tuyệt nhiên không tả đến lầu! Dải này lại diệu ở chỗ không dính liền gì với đoạn trên, chỉ nhất ý tựa cao trông xa, riêng thổ lộ hoài bão của mình, mặc cho đời sau muốn hiểu ra sao thì hiểu thực đúng là bậc đại gia vậy.
Lê Đạt lạm bàn: Thánh Thán viết lời bình trên đã 300 năm mà tưởng đâu mới viết hôm qua, hôm kia gì đó trên một tạp chí phê bình mới tại Pháp những thập niên 60.
Nghĩ đến thuyết bản viết nhiều tầng (écriture plurielle) của Rôlăng Báctờ hay của trường phái ngữ nghĩa phân học (sémanalyse) quan niệm bất cứ một nguyên cảo nào cũng được viết trên một palimxet, tức là một miếng da cừu. Đã viết rồi được cạo sạch đi để viết mới những vẫn ẩn hiện bản văn cũ. Một câu thơ hay là câu thơ ký thác được lịch sử thi ca nhân loại, nó đi qua các tầng văn hoá như con tàu Du hành II vượt quỹ đạo Thái dương hệ đi vào cõi vô cùng.
Đọc sách, dưỡng khí là quá trình tích tụ, sinh thành trong ý thức lẫn vô thức con người, do đó một nhà thơ có thể xuất khẩu thành chương nhưng câu thơ vẫn mang sức hàm dưỡng hàng nghìn năm công lực mà ngay chính nhà thơ rút cuộc cũng không biết. Không có câu thơ hay mà lại ở trình độ cấp I.
Thơ theo cấu trúc gián đọan - Không cần những chuyển câu dông dài có tính chất lý giải hai năm rõ mười - Nhà thơ cố gắng tạo nên một liên kết chữ phức hợp bất định và đa nghĩa mặc cho người đời sau (cả đời nay nữa) muốn hiểu ra sao thì hiểu khuyến khích khả năng tự do tạo nghĩa của họ với tư cách đồng tác giả của bài thơ.
Cố gắng sáng giá nhất của nhà thơ là dò tìm miền chưa biết, mở mang bờ cõi diễn đạt của ngôn ngữ và cảm thụ của người đọc. Đó là trọng chữ, trọng người, đâu phải trò ú tim, cố tình làm khó, làm bí hiểm, coi thường người đọc.
Trong phong trào thơ hiện đại cuối thế kỷ XX, Thánh Thán “tam bách dư niên hậu” vẫn còn là một bạn đường đồ sộ.
Thánh Thán phê bình: Thái Bạch Công phê bình bài thơ này cũng chỉ nói rằng:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu
(Trước mắt có cảnh không nói được
Thôi Hiệu đề thơ ở trên đầu)
… Bây giờ mình muốn mệnh ý thì họ Thôi đã mệnh ý hết rồi, nếu muốn thẩm cách thì họ Thôi đã thẩm cách xong rồi, nếu muốn tranh phát bút thì họ Thôi phát bút đã là không tiền khoáng hậu, không chiếu cố đến kẻ khác, dù cho mình có cảnh đẹp đầy mắt có thể soạn mấy trăm ngàn liên chăng nữa thì cũng chỉ là tự nhả hết tâm huyết ra uổng phí thôi, chớ còn đặt tay vào đâu được, vì thế bất giác cúi mình sát đất thổ lộ thực rằng: có cảnh nói không được. Than ôi! Thái Bạch Công sỡ dĩ hư tâm phục thiện như thế chỉ vì chính mình hiểu rõ luật thi cam khổ. Còn các ông đời sau thì bất chấp có người nào đề thơ rồi, chẳng ngần ngại gì mà không tức thì đề lại tám câu.
Lê Đạt lạm bàn: Đúng là Lý Bạch qua hai câu thơ trên có tỏ lòng trọng thị Thôi Hiệu. Nhưng nói rằng bất giác cúi mình sát đất thì có phần quá đáng. Thánh Thán là một nhà phê bình cực đoan. Đó là ưu điểm, cũng là nhược điểm của ông.
Vì mải đề cao Thôi Hiệu, ông chỉ thấy khía cạnh cúi mình sát đất của Lý Bạch mà không nhìn thấy thái độ tự tại bình tâm của một đại thi hào không lấy việc hơn thua làm trọng mà chỉ một lòng cảm thụ thơ hay. Thơ anh làm về lầu Hoàng Hạc thế là diệu, của anh hoặc của ta, ta hơn hay anh hơn việc đó có quan trọng gì, anh làm đã đạt rồi thì ta ngâm thơ của anh hà tất phải làm thêm một bài để thi đấu, con trẻ nó chẳng cười cho sao? Đó là tâm sáng của bậc thượng đẳng.
Thánh Thán viết: Than ôi! Thái Bạch Công sở dĩ hư tâm phục thiện như vậy chỉ vì chính mình hiểu rõ luật thi cam khổ.
Tôi cũng biết ý Kim tiên sinh muốn dùng Lý Bạch để dạy một bài học cho các ông thơ thẩn đời sau… của trường phái thơ con cóc!
Nhưng tôi e tiên sinh còn có điều hạn hẹp khác:
Ở một phần khác Thánh Thán viết: Ôi luật thi đời Đường chẳng phải chỉ là sự cấu tạo tốt đẹp của một thời mà vốn là tuyệt xướng của ngàn bậc thánh.
Luật thơ dù tuyệt vời đến đâu cũng chỉ là bước đầu. Người làm thơ cao thủ không thể không thuần thục nó nhưng thành thục rồi nên quên nó đi, biến nó thành một phản xạ. Luật thơ dù là thơ Đường, chỉ là điều kiện cần, không phải là điều kiện đủ.
Lý Bạch không làm không phải vì hiểu rõ luật thi cam khổ, ông không làm vì không thích làm, thế thôi.
Thánh Thán thừa hiểu rằng hai nhà thơ lớn nhất đời Đường là Đỗ Phủ và Lý Bạch.
Đỗ Phủ hoạt động trong cõi luật.
Lý Bạch hoạt động trong cõi siêu luật.
Đỗ Phủ là tuyệt đỉnh của thơ luật Đường.
Lý Bạch là chân trời của thơ Đường.
Sao lại lấy những tiêu chuẩn của cõi luật áp đặt cho cõi siêu luật?
Một điểm nữa, tại sao lại khăng khăng kết luận rằng Lý Bạch cúi mình sát đất không dám làm thơ về lầu Hoàng Hạc nữa? Thật ra Lý Bạch đã làm. Nhưng không làm như Thôi Hiệu. Hai câu thơ:
Nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc
Thôi Hiệu đề thi tại thượng đầu
có thể coi là một bài kiểu khác của Lý về Hoàng Hạc Lâu. Nó cũng nổi tiếng không kém gì bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu.
Đó chính là phép hiện diện bằng khuyết diện của bậc đại trí.
(Còn nữa)
© Copyright 2004 eVan, 1997-2006 VnExpress.net, All rights reserved. Contact us
Tuesday, February 02, 2010
Một lá thư không biết nên gửi cho ai
Một lá thư không biết nên gửi cho ai
Thứ bảy, 28 Tháng 11 2009 21:38 Đương Kim Thánh Thán .
Trong một kiếp xưa, tôi đã làm nhà phê bình văn học. Tuy trong kiếp này, tôi không còn làm nghề ấy nữa, nhưng cái tập khí muốn phê bình và đùa dỡn vẫn còn rất lực lưỡng trong tôi. Hễ có một nhận thức hay một cảm thọ thì không nói ra chịu không được. Kỳ này nghe và thấy vụ đàn áp Bát Nhã, tôi muốn viết một lá thư để nói ra cái cảm nhận của tôi, nhưng không biết nên gửi cho ai. Cuối cùng tôi quyết định gửi lá thư này cho Làng Mai, và cho Tăng thân Bát Nhã. Không phải vì quý vị "quan trọng" mà tôi gửi. Tôi gửi là vì tôi hơi có chút cảm tình với quý vị. Quý vị đã có cái cơ hội may mắn châm một ngòi lửa cho cái nhà cũ kỹ bốc cháy, làm cho những con chuột núp trong ấy hiện rõ nguyên hình, chạy tán loạn. “Cháy nhà ra mặt chuột” là một việc rất hay và quý vị đã có một chút xíu công đức, nhờ ở cái mồi lửa của quý vị. Nhưng như tôi đã nói, quý vị đừng có phồng lỗ mũi của quý vị lên. Quý vị không quan trọng gì đâu.
Như tôi đã nói, kiếp xưa tôi đã từng làm nhà phê bình văn học sinh ra trong một nước lớn, quá lớn. Cái nước quá lớn của tôi bị mắc một chứng bệnh trầm kha, đó là bệnh “sô vanh nước lớn”, đó là mặc cảm tự tôn mình là văn minh, mình nằm ở trung tâm, còn các nước chung quanh chỉ là những nước biên địa hạ tiện, nếu không là Hung nô thì cũng là rợ Hồ hay Giao chỉ, văn minh thấp kém, chỉ đáng được làm chư hầu là tối đa rồi.
Cũng vì lý do đó mà chúng tôi rất bất bình mỗi khi có dấu hiệu là một nước nhỏ nào đó ở phương Bắc, ở phương Tây hay ở phương Nam không chịu thần phục. Chúng nương vào cái gì mà không chịu thần phục Thiên triều? Núi non hiểm trở hả? Lam sơn chướng khí hả? Chúng tôi không bao giờ chấp chận được cái ý thiên ngoại hữu thiên (ngoài trời còn có trời) của chúng nó.
Cái nước phương Nam tý tẹo chỉ bằng một hạt bắp ấy, cái xứ con người thật bé nhỏ mà cứ ưa nói lời đại ngôn ấy, chúng tôi đã từng nhiều lần đưa quân xuống chinh phạt để cho chúng một bài học, thế mà chúng vẫn không chừa cái tật nói lời đại ngôn. Thật ra thì mỗi lần gửi đại binh vào đấy, chúng tôi cũng bị tổn thất khá nhiều, bất đắc dĩ mới phải làm như vậy chứ thật ra một cuộc viễn chinh như thế thì quả thật tốn kém quá. Mà những gì chúng tôi đòi hỏi có đáng gì đâu thế nhưng chúng vẫn không chịu tuân phục. Này nhé, cứ vài ba năm thì qua triều cống một lần, có ngà voi và sừng tê thì tốt, nếu không thì một con voi trắng, vài chục người thợ khéo cũng tạm được. Nhưng cần thiết nhất là quốc vương của chúng nó phải đích thân vào chầu. Chỉ cần tới ngồi bên giường Ngự, ôm chiếc gối của Hoàng đế Thiên triều, nói một vài câu để chứng tỏ có lòng hiếu thảo, thế thôi. Ấy vậy mà chúng vẫn cứng đầu không chịu đến triều kiến, thoái thác là bệnh này bệnh kia, có khi còn cho người giả dạng làm quốc vương để qua đánh lừa cả Thiên triều nữa. Chúng tôi biết chứ sao không, nhưng cũng nhắm mắt làm ngơ, miễn là bề ngoài chúng có cái dáng thần phục là được rồi. Kinh nghiệm cho biết mỗi khi muốn dạy một bài học thì phải tốn kém và tổn thất quá nhiều. Mà chưa chắc dạy chúng đã nghe. Có lần quân viễn chinh gửi tới Giao Chỉ đông tới hơn nửa triệu, ấy vậy mà quân Thiên triều đã thất bại, bị chúng đánh cho một trận không còn mang được một manh giáp để trở về. Thái tử Thoát Hoan của chúng tôi có lần phải chun vào một cái ống đồng để tránh tên đạn, trong khi chạy về bản quốc. Nhưng có một điều an ủi, là mỗi khi bị đánh bại như thế, tự ái của chúng tôi lại được chúng vỗ về. Chúng đưa một phái bộ tới cầu phong và xin lỗi đã lỡ tay đánh bại Thiên triều, nguyện từ nay về sau sẽ không dám làm như thế nữa. Bọn ấy cũng khôn đấy chứ, chẳng muốn làm cho chúng tôi mất mặt, vì vậy mỗi lần như thế chúng tôi đã sẵn sàng tha thứ và phong vương cho chúng. Cũng mong chúng ở yên ở phương Nam mà đừng quấy nhiễu biên giới, thế thì cũng tạm được rồi.
Mình biết chúng giả dối, nhưng mình vẫn thấy mát dạ khi nghe chúng nói dối, điều này thật là lạ. Mình dại dột, mình đã đưa ra một chủ trương sai lầm, một chính sách sai lầm, đã tự đưa mình đến một tình trạng khó khăn, nhưng mình vẫn không có can đảm để nhận sự lỗi lầm của mình. Mình là Thiên triều thì mình làm sao mà có lỗi lầm cho được. Lỗi lầm là về phía chúng nó. Chúng nó xin lỗi mình là phải.
Các ông Làng Mai ơi, các chú bé cô bé ở Bát Nhã ơi, người ta đang chờ đợi các vị nói lời xin lỗi, nói lời thần phục đó. Và người ta sẽ sẵn sàng tha lỗi cho quý vị. Nếu quý vị muốn có chỗ ăn chỗ ở chỗ tu học thì quý vị phải biết nói lời thú tội, là quý vị đã dại dột, đã cứng đầu, người ta không cho tu mà cứ bám lấy sự tu hành, người ta không tham nhũng mà cứ nói là người ta tham nhũng, người ta không lạm quyền mà cứ nói người ta lạm quyền, người ta có quyền lực mà mình cứ coi người ta không có quyền lực, người ta là quan mà mình cứ coi người ta là dân, người ta là nhân dân thật sự mà cứ nói người ta không phải là nhân dân thật sự. Cái chết của quý vị là ở chỗ cứng đầu không chịu thần phục, không chịu xin lỗi. Quý vị đã học được bài học đó hay chưa?
Người ta nói chính người ta làm chính sách mà các vị không tin, người ta nói chính người ta quyết định hết mọi vấn đề, về thị thực, về chiếu khán, về chương trình, về giao lưu, về thuyết giảng, về an ninh, về khách sạn, về cư trú, về giáo hội, về tu tập, về pháp môn, cứ việc trao gửi tất cả thân phận cho người ta thì vạn sự sẽ êm đẹp…thế mà quý vị không tin. Quý vị tự đi tìm khách sạn lấy để cho thiền sinh của quý vị khỏi phải trả giá quá đắt, quý vị đi thương thuyết với giáo hội và với chính quyền các cấp để được cấp giấy phép tham quan và hoạt động, quý vị muốn qua mặt người ta và nghĩ mình có thể một mình làm đủ được mọi việc như ở Mỹ, ở Pháp, ở Thái Lan, ở Đại Hàn…Các vị lầm lắm. Nhập gia tùy tục, các vị không thấy được sự thực ấy cho nên các vị đã lãnh đủ tất cả mọi khó khăn và con em của quý vị cũng đã và đang lãnh đủ mọi khó khăn. Sức mấy mà các vị giữ được sự thanh liêm trong sáng của các vị. Người ta có công ty du lịch của người ta. Cái khách sạn Kim Liên ấy, các vị sức mấy mà thuê được để tổ chức khóa tu, nếu người ta không cho phép. Palm Resort người ta đã không cho tổ chức khóa tu cho người doanh thương thì làm sao các vị tổ chức được? Phải đi qua công ty của người ta mới được. Chỉ có vậy mà các vị không làm được, thì các vị làm được gì. Các vị muốn làm theo cách thức của các vị ở các nước Tây phương hả? Đừng có hòng.
Theo tôi thấy thì cái chuyện gọi là pháp nạn của quý vị chỉ bắt đầu từ sự tham nhũng, rồi từ từ đi tới sự lạm dụng quyền hành, rồi đi tới sự dối trá, lừa gạt và bạo động. Không có chính trị gì ráo trọi trong vụ này. Không có an ninh quốc gia gì ráo trọi trong vụ này, không có phản động gì ráo trọi trong vụ này. Chỉ có sự cứng đầu của quý vị, chỉ có sự vụng về và ngây thơ của quý vị. Người ta có thương hại chút xíu vì cái vụng về và ngây thơ của quý vị thật đấy, nhưng ít có ai sẽ dám hy sinh cái sự an ổn của người ta vì quý vị. Hoặc có thì cũng ít lắm. Cái guồng máy đang được chạy bằng xăng nhớt của sự sợ hãi. Các vị đừng tưởng ai cũng có cái hạt giống vô úy của các vị.
Các vị tu theo một cái đạo gọi là đạo tỉnh thức, vậy mà các vị mê ngủ hơn bất cứ ai khác. Các vị không thực tế. Các vị đang mơ một giấc mơ dài, dù có khi giấc mơ ấy cũng đẹp. Các vị đang sống trong một nước quan chủ (chứ không phải là quân chủ) mà các vị cứ tưởng mình đang sống trong một nước dân chủ. Quan làm chủ, còn dân là đầy tớ. Chỉ có quan quyền mà không có dân quyền. Người ta là quan mà các vị cứ nghĩ họ là dân là các vị lầm. Quan là để cai trị dân, quan cho sống thì dân mới được sống. Quan cho tu thì dân mới được tu. Xã hội của người ta dân chủ, là tại vì người ta đã từng tranh đấu từ thế hệ này sang thế hệ khác, bây giờ người ta mới có dân chủ. Người ta tranh đấu cho dân quyền cả mấy trăm năm nay, bây giờ người ta mới có dân quyền. Các vị đã tranh đấu được mấy ngày mà đã dám hy vọng có dân quyền và dân chủ? Có phải là các vị đang mơ ngủ hay không? Dân quyền và dân chủ thì phải tranh đấu lâu dài mới có, chứ không phải cầu xin mà có được. Các vị đã đưa đơn lên các cấp chính quyền và các cấp giáo hội hơn cả một năm trời rồi, và nhiều lần rồi, có phải không? Mà đã có ai ban cho các vị một giọt dân quyền hay dân chủ nào chưa?
Thầy của các vị cũng ngây thơ và dại dột không thua gì quý vị. Đã muốn làm ăn trên đất nước các vị, đã muốn “gieo rắc hạt giống” của pháp môn Làng Mai trên đất nước của các vị, thì tại sao không biết sử dụng nguyên tắc đầu tiên, để mà có xăng nhớt cho guồng máy? Guồng máy chỉ có thể chạy bằng thứ xăng nhớt ấy, còn với thứ xăng nhớt sạch (clean energy) thì làm sao nó chạy được? Công an nói chung và công an tôn giáo nói riêng hiện nắm hết mọi quyền hành trong tay, thầy của các vị không biết hay sao mà lại dại dột đi đề nghị giải thể công an tôn giáo? Có đời nào người ta chịu để cho mình đập bể cái nồi cơm của người ta? Tại sao thầy của các vị dại dột như thế? Tại yêu nước chăng? Ai cho phép thầy các vị yêu nước? Ai cho phép quý vị yêu nước? Yêu nước là độc quyền của người ta, ai cho phép quý vị xía vào? Đã muốn “làm ăn” tại Việt Nam mà thầy của các vị còn bày đặt đề nghị nào sáu điểm nào mười điểm, còn dại dột cho ra lá thư Làng Mai số 31 để nói những chuyện “tế nhị” mà không ai dám nói. Sư phụ của các vị đã nói: “Sư Ông Làng Mai là một người không có trí tuệ.” Sư phụ nói quá đúng. Quý vị có từng hối hận đã chọn một vị thầy thiếu trí tuệ như thế hay không? Tại sao không chọn một vị thầy khác, hiền hơn, như Hòa thượng…hoặc Hòa thượng…? Thôi tôi không dám nói nữa đâu, tại vì tôi cũng muốn được yên thân như những người khác trong cái đất nước này.
Nếu các vị đã hết chịu đựng được nữa rồi thì các vị cần phải làm theo cái mà cha ông các vị đã từng làm đối với Thiên triều chúng tôi ngày trước. Các vị phải đến xin lỗi. Các vị phải sám hối là đã cứng đầu, đã không vâng lệnh giải tán khi công an xã Dam’ri đưa văn thơ buộc các vị phải rời khỏi Bát Nhã trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Cái văn thơ trục xuất ấy không phải là do công an xã quyết định đâu. Không có chủ trương ở trung ương thì đố mà Dam’ri dám làm. Thầy Đức Nghi khôn lắm. Ngay từ lúc đầu sư phụ của các vị đã biết đó là chủ trương của trung ương. Mà eo ơi, đã là chủ trương của trung ương thì ai mà dám cản lại được. Chỉ có cái ngờ nghệch của các vị là dám cản lại mà thôi. Các vị phải hành xử như cô Kiều ngày xưa. Phải nói: Lạy các quan chúng con sẽ không dám làm như lâu nay chúng con đã làm nữa. Từ nay về sau, quan trên bảo sao chúng con sẽ làm vậy. Chúng con sẽ không dám tin vào một ngày mai hết tham nhũng và hết lạm quyền nữa. Cái gì cũng vô thường, duy chỉ có tham nhũng và lạm quyền là sẽ mãi mãi thường còn. Chúng con không dám đòi sự trong trắng cho chúng con nữa. Chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa. Hễ các quan cho sống là chúng con được sống, hễ các quan bắt chết là chúng con sẽ vui lòng chết. Có thế thì họa may một vài hạt giống của pháp môn Làng Mai mới có thể vớt vát được, và các vị sẽ tránh được cái viễn tượng thấy pháp môn của Làng Mai nở rộ trên khắp các nước chỉ trừ ra cái nước Giao chỉ của chính các vị. Quan đã cấm thì dân làm gì được?
Ngày xưa trạng nguyên Lương Thế Vinh đi sứ Qua Oa (Java) về đem theo được hạt ngô, từ đó dân chúng các vị bắt đầu có khả năng chống đói vào những năm mất mùa lúa gạo. Triều đình nhà Lê tuy có kỳ thị Phật giáo nhưng cũng đã cho phép ông trạng nguyên đem túi hạt ngô về. Còn các vị thì các vị cũng mong đem hạt giống pháp môn Làng Mai về gieo để có khả năng chống lại những tệ đoan xã hội đang lan tràn vì công trình kỹ thuật hóa và công nghệ hóa đất nước. Nhưng chủ trương của người ta là không cho phép ai ngoài Đảng có quyền yêu dân yêu nước rồi mà. Sức mấy mà các vị hy vọng tuổi trẻ Việt Nam đi theo con đường của các vị? Người ta đã quyết triệt tiêu Bát Nhã, triệt tiêu hạt giống Làng Mai thì các vị làm sao cấm cản người ta được? Nếu ban tuyên giáo, ban tư tưởng và Đảng đã muốn thì đó là trời muốn. Họ đang thế thiên hành đạo (thay trời mà hành đạo) đấy. Các vị hãy đến với cấp trên của các vị mà nói: Lạy các quan lớn, chúng con sẽ tuân phục các quan lớn hoàn toàn. Bảo làm chính trị chúng con sẽ làm chính trị. Bảo đừng làm chính trị chúng con sẽ không làm chính trị. Giáo hội của chúng con đâu có muốn làm chính trị mà vẫn phải đứng vào trong Mặt Trận Tổ Quốc? Mà vẫn phải gửi các vị trưởng thượng vào trong Mặt Trận và trong Quốc hội? Bắt phong trần phải phong trần. Còn chúng con không hề muốn làm chính trị, không hề muốn dính líu tới chính trị, thì các quan cứ đỗ miết cho chúng con là đang làm chính trị. Đổi trắng thành đen, đổi đen thành trắng, thôi thì tùy ý các quan, thương thì nhờ, ghét thì chịu. Tổ tiên chúng con từng chịu đựng phong kiến, bóc lột và đàn áp trong bao nhiêu thế hệ, chúng con sẽ nghiến răng để tiếp tục làm cho được như thế. Chúng con cắn răng cắn cỏ; cúi xin đèn trời soi xét cho chúng con.
Viết tới đây tôi cảm thấy ‘hơi’ tội nghiệp cho các vị. Tôi đã “xài xể” các vị hơi nhiều. Nhưng sự thực là như thế, sự thực cần được nói ra. Sự thực có tác dụng thay đổi và trị liệu. Suy xét cho cùng, các vị cũng đã có tu tạo được một chút công đức đấy. Nhờ cái dại dột của các vị mà cái nhà đã bốc cháy làm cho bầy chuột chạy tán loạn. Nếu mà dập tắt đám cháy, bọn chuột lại có cơ hội ẩn núp trở lại. Hoặc giả phải để cái nhà cháy rụi đi, để bọn chuột không còn nơi ẩn núp, và để dân chúng của các vị có cơ hội dựng lên một ngôi nhà mới. Tôi cũng chỉ muốn góp chút ý thôi. Kỳ này dựng ngôi nhà mới phải bít mọi lối đừng cho bọn chuột chui vào trở lại. Nhưng nói như các vị, cuộc đời vô thường, ba bốn chục năm sau sẽ có những đám chuột mới. Sự đời là như thế.
Nhờ nhà cháy mà sự thật bung ra. Nếu các vị đã cảm thấy mỏi mệt, các vị hãy nên làm như lời tôi khuyên bảo. Nên đầu hàng Thiên triều. Nếu còn tiếp tục được thì các vị hãy cứ tiếp tục. Dù sao cái nhà đã cháy, cứ để cho nó cháy, để cho sự thực có cơ hội phơi bày đầy đủ. Sư thực phơi bày thì sẽ có thay đổi. Chỉ sợ các vị vì mệt mỏi mà muốn đầu hàng sớm thôi. Xét cho cùng, các vị có mất mát gì đâu? Các vị có gì để mất? Dân quyền cũng không có, dân chủ cũng không có. Làm người xuất gia thì các vị đâu cần phải lo cho vợ con, phải lo cho có hộ khẩu, phải lo chạy chọt. Ba y một bát bước thong dong là đủ rồi. Cái áo nâu sờn rách của các vị, cái bình bát bạc màu của các vị, ai mà thèm. Các vị không phải như chúng tôi, đi đâu cũng vướng bịu nợ nần con cái. Các vị có gì để sợ mất?
Người ta đã dối gạt cấp trên của họ, nói rằng các vị không tuân phục, các vị là mối đe dọa cho an ninh. Người ta đã dối gạt nhân dân, nói quý vị là phản động và dùng mọi cách đê tiện để lừa gạt, chụp mũ, nói xấu quý vị, thậm chí ép dân hiền đi biểu tình chống các vị. Người ta đã làm cho tình trạng bê bói, nuốt không vào, khạc cũng không ra, nhưng người ta không có can đảm nhận rằng mình đã sai lầm. Càng lún sâu vào tự ái thì người ta càng làm thêm nhiều chuyện sai lầm. Quá trình của Pháp Nạn Bát Nhã đã chứng thực điều đó. Càng ngày họ càng làm bậy. Người ta không có khả năng sửa sai. Ai sai? Chỉ có kẻ bị cai trị là sai thôi, chứ quan chức chính quyền làm sao mà sai được? Tự nhận mình là sai thì còn uy tín nào để lãnh đạo, để cầm quyền? Người ta chết vì cái tự ái đó, vì sự sợ hãi mất mặt đó. Và các vị cũng sẽ chết vì cái tự ái đó của người ta. Cho nên tôi mới đề nghị là các vị phải tới sám hối với Thiên triều. Nếu quý vị cũng tự ái, thì tức là quý vị cũng như họ.
Tuy nhiên, quý vị cũng đừng lo ngại quá. Tình trạng đi tới chỗ bí, nhưng khi nó bí quá thì nó sẽ thông. Các vị có đủ nhẫn nại đi cho tới cùng hay không? Cổ nhân nói cùng tắc biến mà biến tắc thông. Cùng quá thì sẽ chuyển biến. Chuyển biến thì sẽ khai thông. Lúc bấy giờ thì các vị có thể thở được. Mà người ta cũng sẽ có thể thở được. Có phải các vị cũng muốn họ được thở như các vị không? Cái dễ thương của các vị là ở chỗ đó, không hận thù những kẻ làm khổ mình. Chính nhờ chỗ đó mà người trong thiên hạ có được chút cảm tình dành cho các vị. Hơn nhau là ở chữ nhẫn. Các vị từng thuyết giảng về nhẫn nhục Ba La Mật, nhờ sức nhẫn mà qua tới bờ bên kia. Đây là lúc các vị phải chứng tỏ là làm cho được cái mà mình từng thuyết giảng.
Thứ bảy, 28 Tháng 11 2009 21:38 Đương Kim Thánh Thán .
Trong một kiếp xưa, tôi đã làm nhà phê bình văn học. Tuy trong kiếp này, tôi không còn làm nghề ấy nữa, nhưng cái tập khí muốn phê bình và đùa dỡn vẫn còn rất lực lưỡng trong tôi. Hễ có một nhận thức hay một cảm thọ thì không nói ra chịu không được. Kỳ này nghe và thấy vụ đàn áp Bát Nhã, tôi muốn viết một lá thư để nói ra cái cảm nhận của tôi, nhưng không biết nên gửi cho ai. Cuối cùng tôi quyết định gửi lá thư này cho Làng Mai, và cho Tăng thân Bát Nhã. Không phải vì quý vị "quan trọng" mà tôi gửi. Tôi gửi là vì tôi hơi có chút cảm tình với quý vị. Quý vị đã có cái cơ hội may mắn châm một ngòi lửa cho cái nhà cũ kỹ bốc cháy, làm cho những con chuột núp trong ấy hiện rõ nguyên hình, chạy tán loạn. “Cháy nhà ra mặt chuột” là một việc rất hay và quý vị đã có một chút xíu công đức, nhờ ở cái mồi lửa của quý vị. Nhưng như tôi đã nói, quý vị đừng có phồng lỗ mũi của quý vị lên. Quý vị không quan trọng gì đâu.
Như tôi đã nói, kiếp xưa tôi đã từng làm nhà phê bình văn học sinh ra trong một nước lớn, quá lớn. Cái nước quá lớn của tôi bị mắc một chứng bệnh trầm kha, đó là bệnh “sô vanh nước lớn”, đó là mặc cảm tự tôn mình là văn minh, mình nằm ở trung tâm, còn các nước chung quanh chỉ là những nước biên địa hạ tiện, nếu không là Hung nô thì cũng là rợ Hồ hay Giao chỉ, văn minh thấp kém, chỉ đáng được làm chư hầu là tối đa rồi.
Cũng vì lý do đó mà chúng tôi rất bất bình mỗi khi có dấu hiệu là một nước nhỏ nào đó ở phương Bắc, ở phương Tây hay ở phương Nam không chịu thần phục. Chúng nương vào cái gì mà không chịu thần phục Thiên triều? Núi non hiểm trở hả? Lam sơn chướng khí hả? Chúng tôi không bao giờ chấp chận được cái ý thiên ngoại hữu thiên (ngoài trời còn có trời) của chúng nó.
Cái nước phương Nam tý tẹo chỉ bằng một hạt bắp ấy, cái xứ con người thật bé nhỏ mà cứ ưa nói lời đại ngôn ấy, chúng tôi đã từng nhiều lần đưa quân xuống chinh phạt để cho chúng một bài học, thế mà chúng vẫn không chừa cái tật nói lời đại ngôn. Thật ra thì mỗi lần gửi đại binh vào đấy, chúng tôi cũng bị tổn thất khá nhiều, bất đắc dĩ mới phải làm như vậy chứ thật ra một cuộc viễn chinh như thế thì quả thật tốn kém quá. Mà những gì chúng tôi đòi hỏi có đáng gì đâu thế nhưng chúng vẫn không chịu tuân phục. Này nhé, cứ vài ba năm thì qua triều cống một lần, có ngà voi và sừng tê thì tốt, nếu không thì một con voi trắng, vài chục người thợ khéo cũng tạm được. Nhưng cần thiết nhất là quốc vương của chúng nó phải đích thân vào chầu. Chỉ cần tới ngồi bên giường Ngự, ôm chiếc gối của Hoàng đế Thiên triều, nói một vài câu để chứng tỏ có lòng hiếu thảo, thế thôi. Ấy vậy mà chúng vẫn cứng đầu không chịu đến triều kiến, thoái thác là bệnh này bệnh kia, có khi còn cho người giả dạng làm quốc vương để qua đánh lừa cả Thiên triều nữa. Chúng tôi biết chứ sao không, nhưng cũng nhắm mắt làm ngơ, miễn là bề ngoài chúng có cái dáng thần phục là được rồi. Kinh nghiệm cho biết mỗi khi muốn dạy một bài học thì phải tốn kém và tổn thất quá nhiều. Mà chưa chắc dạy chúng đã nghe. Có lần quân viễn chinh gửi tới Giao Chỉ đông tới hơn nửa triệu, ấy vậy mà quân Thiên triều đã thất bại, bị chúng đánh cho một trận không còn mang được một manh giáp để trở về. Thái tử Thoát Hoan của chúng tôi có lần phải chun vào một cái ống đồng để tránh tên đạn, trong khi chạy về bản quốc. Nhưng có một điều an ủi, là mỗi khi bị đánh bại như thế, tự ái của chúng tôi lại được chúng vỗ về. Chúng đưa một phái bộ tới cầu phong và xin lỗi đã lỡ tay đánh bại Thiên triều, nguyện từ nay về sau sẽ không dám làm như thế nữa. Bọn ấy cũng khôn đấy chứ, chẳng muốn làm cho chúng tôi mất mặt, vì vậy mỗi lần như thế chúng tôi đã sẵn sàng tha thứ và phong vương cho chúng. Cũng mong chúng ở yên ở phương Nam mà đừng quấy nhiễu biên giới, thế thì cũng tạm được rồi.
Mình biết chúng giả dối, nhưng mình vẫn thấy mát dạ khi nghe chúng nói dối, điều này thật là lạ. Mình dại dột, mình đã đưa ra một chủ trương sai lầm, một chính sách sai lầm, đã tự đưa mình đến một tình trạng khó khăn, nhưng mình vẫn không có can đảm để nhận sự lỗi lầm của mình. Mình là Thiên triều thì mình làm sao mà có lỗi lầm cho được. Lỗi lầm là về phía chúng nó. Chúng nó xin lỗi mình là phải.
Các ông Làng Mai ơi, các chú bé cô bé ở Bát Nhã ơi, người ta đang chờ đợi các vị nói lời xin lỗi, nói lời thần phục đó. Và người ta sẽ sẵn sàng tha lỗi cho quý vị. Nếu quý vị muốn có chỗ ăn chỗ ở chỗ tu học thì quý vị phải biết nói lời thú tội, là quý vị đã dại dột, đã cứng đầu, người ta không cho tu mà cứ bám lấy sự tu hành, người ta không tham nhũng mà cứ nói là người ta tham nhũng, người ta không lạm quyền mà cứ nói người ta lạm quyền, người ta có quyền lực mà mình cứ coi người ta không có quyền lực, người ta là quan mà mình cứ coi người ta là dân, người ta là nhân dân thật sự mà cứ nói người ta không phải là nhân dân thật sự. Cái chết của quý vị là ở chỗ cứng đầu không chịu thần phục, không chịu xin lỗi. Quý vị đã học được bài học đó hay chưa?
Người ta nói chính người ta làm chính sách mà các vị không tin, người ta nói chính người ta quyết định hết mọi vấn đề, về thị thực, về chiếu khán, về chương trình, về giao lưu, về thuyết giảng, về an ninh, về khách sạn, về cư trú, về giáo hội, về tu tập, về pháp môn, cứ việc trao gửi tất cả thân phận cho người ta thì vạn sự sẽ êm đẹp…thế mà quý vị không tin. Quý vị tự đi tìm khách sạn lấy để cho thiền sinh của quý vị khỏi phải trả giá quá đắt, quý vị đi thương thuyết với giáo hội và với chính quyền các cấp để được cấp giấy phép tham quan và hoạt động, quý vị muốn qua mặt người ta và nghĩ mình có thể một mình làm đủ được mọi việc như ở Mỹ, ở Pháp, ở Thái Lan, ở Đại Hàn…Các vị lầm lắm. Nhập gia tùy tục, các vị không thấy được sự thực ấy cho nên các vị đã lãnh đủ tất cả mọi khó khăn và con em của quý vị cũng đã và đang lãnh đủ mọi khó khăn. Sức mấy mà các vị giữ được sự thanh liêm trong sáng của các vị. Người ta có công ty du lịch của người ta. Cái khách sạn Kim Liên ấy, các vị sức mấy mà thuê được để tổ chức khóa tu, nếu người ta không cho phép. Palm Resort người ta đã không cho tổ chức khóa tu cho người doanh thương thì làm sao các vị tổ chức được? Phải đi qua công ty của người ta mới được. Chỉ có vậy mà các vị không làm được, thì các vị làm được gì. Các vị muốn làm theo cách thức của các vị ở các nước Tây phương hả? Đừng có hòng.
Theo tôi thấy thì cái chuyện gọi là pháp nạn của quý vị chỉ bắt đầu từ sự tham nhũng, rồi từ từ đi tới sự lạm dụng quyền hành, rồi đi tới sự dối trá, lừa gạt và bạo động. Không có chính trị gì ráo trọi trong vụ này. Không có an ninh quốc gia gì ráo trọi trong vụ này, không có phản động gì ráo trọi trong vụ này. Chỉ có sự cứng đầu của quý vị, chỉ có sự vụng về và ngây thơ của quý vị. Người ta có thương hại chút xíu vì cái vụng về và ngây thơ của quý vị thật đấy, nhưng ít có ai sẽ dám hy sinh cái sự an ổn của người ta vì quý vị. Hoặc có thì cũng ít lắm. Cái guồng máy đang được chạy bằng xăng nhớt của sự sợ hãi. Các vị đừng tưởng ai cũng có cái hạt giống vô úy của các vị.
Các vị tu theo một cái đạo gọi là đạo tỉnh thức, vậy mà các vị mê ngủ hơn bất cứ ai khác. Các vị không thực tế. Các vị đang mơ một giấc mơ dài, dù có khi giấc mơ ấy cũng đẹp. Các vị đang sống trong một nước quan chủ (chứ không phải là quân chủ) mà các vị cứ tưởng mình đang sống trong một nước dân chủ. Quan làm chủ, còn dân là đầy tớ. Chỉ có quan quyền mà không có dân quyền. Người ta là quan mà các vị cứ nghĩ họ là dân là các vị lầm. Quan là để cai trị dân, quan cho sống thì dân mới được sống. Quan cho tu thì dân mới được tu. Xã hội của người ta dân chủ, là tại vì người ta đã từng tranh đấu từ thế hệ này sang thế hệ khác, bây giờ người ta mới có dân chủ. Người ta tranh đấu cho dân quyền cả mấy trăm năm nay, bây giờ người ta mới có dân quyền. Các vị đã tranh đấu được mấy ngày mà đã dám hy vọng có dân quyền và dân chủ? Có phải là các vị đang mơ ngủ hay không? Dân quyền và dân chủ thì phải tranh đấu lâu dài mới có, chứ không phải cầu xin mà có được. Các vị đã đưa đơn lên các cấp chính quyền và các cấp giáo hội hơn cả một năm trời rồi, và nhiều lần rồi, có phải không? Mà đã có ai ban cho các vị một giọt dân quyền hay dân chủ nào chưa?
Thầy của các vị cũng ngây thơ và dại dột không thua gì quý vị. Đã muốn làm ăn trên đất nước các vị, đã muốn “gieo rắc hạt giống” của pháp môn Làng Mai trên đất nước của các vị, thì tại sao không biết sử dụng nguyên tắc đầu tiên, để mà có xăng nhớt cho guồng máy? Guồng máy chỉ có thể chạy bằng thứ xăng nhớt ấy, còn với thứ xăng nhớt sạch (clean energy) thì làm sao nó chạy được? Công an nói chung và công an tôn giáo nói riêng hiện nắm hết mọi quyền hành trong tay, thầy của các vị không biết hay sao mà lại dại dột đi đề nghị giải thể công an tôn giáo? Có đời nào người ta chịu để cho mình đập bể cái nồi cơm của người ta? Tại sao thầy của các vị dại dột như thế? Tại yêu nước chăng? Ai cho phép thầy các vị yêu nước? Ai cho phép quý vị yêu nước? Yêu nước là độc quyền của người ta, ai cho phép quý vị xía vào? Đã muốn “làm ăn” tại Việt Nam mà thầy của các vị còn bày đặt đề nghị nào sáu điểm nào mười điểm, còn dại dột cho ra lá thư Làng Mai số 31 để nói những chuyện “tế nhị” mà không ai dám nói. Sư phụ của các vị đã nói: “Sư Ông Làng Mai là một người không có trí tuệ.” Sư phụ nói quá đúng. Quý vị có từng hối hận đã chọn một vị thầy thiếu trí tuệ như thế hay không? Tại sao không chọn một vị thầy khác, hiền hơn, như Hòa thượng…hoặc Hòa thượng…? Thôi tôi không dám nói nữa đâu, tại vì tôi cũng muốn được yên thân như những người khác trong cái đất nước này.
Nếu các vị đã hết chịu đựng được nữa rồi thì các vị cần phải làm theo cái mà cha ông các vị đã từng làm đối với Thiên triều chúng tôi ngày trước. Các vị phải đến xin lỗi. Các vị phải sám hối là đã cứng đầu, đã không vâng lệnh giải tán khi công an xã Dam’ri đưa văn thơ buộc các vị phải rời khỏi Bát Nhã trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Cái văn thơ trục xuất ấy không phải là do công an xã quyết định đâu. Không có chủ trương ở trung ương thì đố mà Dam’ri dám làm. Thầy Đức Nghi khôn lắm. Ngay từ lúc đầu sư phụ của các vị đã biết đó là chủ trương của trung ương. Mà eo ơi, đã là chủ trương của trung ương thì ai mà dám cản lại được. Chỉ có cái ngờ nghệch của các vị là dám cản lại mà thôi. Các vị phải hành xử như cô Kiều ngày xưa. Phải nói: Lạy các quan chúng con sẽ không dám làm như lâu nay chúng con đã làm nữa. Từ nay về sau, quan trên bảo sao chúng con sẽ làm vậy. Chúng con sẽ không dám tin vào một ngày mai hết tham nhũng và hết lạm quyền nữa. Cái gì cũng vô thường, duy chỉ có tham nhũng và lạm quyền là sẽ mãi mãi thường còn. Chúng con không dám đòi sự trong trắng cho chúng con nữa. Chút lòng trinh bạch từ nay xin chừa. Hễ các quan cho sống là chúng con được sống, hễ các quan bắt chết là chúng con sẽ vui lòng chết. Có thế thì họa may một vài hạt giống của pháp môn Làng Mai mới có thể vớt vát được, và các vị sẽ tránh được cái viễn tượng thấy pháp môn của Làng Mai nở rộ trên khắp các nước chỉ trừ ra cái nước Giao chỉ của chính các vị. Quan đã cấm thì dân làm gì được?
Ngày xưa trạng nguyên Lương Thế Vinh đi sứ Qua Oa (Java) về đem theo được hạt ngô, từ đó dân chúng các vị bắt đầu có khả năng chống đói vào những năm mất mùa lúa gạo. Triều đình nhà Lê tuy có kỳ thị Phật giáo nhưng cũng đã cho phép ông trạng nguyên đem túi hạt ngô về. Còn các vị thì các vị cũng mong đem hạt giống pháp môn Làng Mai về gieo để có khả năng chống lại những tệ đoan xã hội đang lan tràn vì công trình kỹ thuật hóa và công nghệ hóa đất nước. Nhưng chủ trương của người ta là không cho phép ai ngoài Đảng có quyền yêu dân yêu nước rồi mà. Sức mấy mà các vị hy vọng tuổi trẻ Việt Nam đi theo con đường của các vị? Người ta đã quyết triệt tiêu Bát Nhã, triệt tiêu hạt giống Làng Mai thì các vị làm sao cấm cản người ta được? Nếu ban tuyên giáo, ban tư tưởng và Đảng đã muốn thì đó là trời muốn. Họ đang thế thiên hành đạo (thay trời mà hành đạo) đấy. Các vị hãy đến với cấp trên của các vị mà nói: Lạy các quan lớn, chúng con sẽ tuân phục các quan lớn hoàn toàn. Bảo làm chính trị chúng con sẽ làm chính trị. Bảo đừng làm chính trị chúng con sẽ không làm chính trị. Giáo hội của chúng con đâu có muốn làm chính trị mà vẫn phải đứng vào trong Mặt Trận Tổ Quốc? Mà vẫn phải gửi các vị trưởng thượng vào trong Mặt Trận và trong Quốc hội? Bắt phong trần phải phong trần. Còn chúng con không hề muốn làm chính trị, không hề muốn dính líu tới chính trị, thì các quan cứ đỗ miết cho chúng con là đang làm chính trị. Đổi trắng thành đen, đổi đen thành trắng, thôi thì tùy ý các quan, thương thì nhờ, ghét thì chịu. Tổ tiên chúng con từng chịu đựng phong kiến, bóc lột và đàn áp trong bao nhiêu thế hệ, chúng con sẽ nghiến răng để tiếp tục làm cho được như thế. Chúng con cắn răng cắn cỏ; cúi xin đèn trời soi xét cho chúng con.
Viết tới đây tôi cảm thấy ‘hơi’ tội nghiệp cho các vị. Tôi đã “xài xể” các vị hơi nhiều. Nhưng sự thực là như thế, sự thực cần được nói ra. Sự thực có tác dụng thay đổi và trị liệu. Suy xét cho cùng, các vị cũng đã có tu tạo được một chút công đức đấy. Nhờ cái dại dột của các vị mà cái nhà đã bốc cháy làm cho bầy chuột chạy tán loạn. Nếu mà dập tắt đám cháy, bọn chuột lại có cơ hội ẩn núp trở lại. Hoặc giả phải để cái nhà cháy rụi đi, để bọn chuột không còn nơi ẩn núp, và để dân chúng của các vị có cơ hội dựng lên một ngôi nhà mới. Tôi cũng chỉ muốn góp chút ý thôi. Kỳ này dựng ngôi nhà mới phải bít mọi lối đừng cho bọn chuột chui vào trở lại. Nhưng nói như các vị, cuộc đời vô thường, ba bốn chục năm sau sẽ có những đám chuột mới. Sự đời là như thế.
Nhờ nhà cháy mà sự thật bung ra. Nếu các vị đã cảm thấy mỏi mệt, các vị hãy nên làm như lời tôi khuyên bảo. Nên đầu hàng Thiên triều. Nếu còn tiếp tục được thì các vị hãy cứ tiếp tục. Dù sao cái nhà đã cháy, cứ để cho nó cháy, để cho sự thực có cơ hội phơi bày đầy đủ. Sư thực phơi bày thì sẽ có thay đổi. Chỉ sợ các vị vì mệt mỏi mà muốn đầu hàng sớm thôi. Xét cho cùng, các vị có mất mát gì đâu? Các vị có gì để mất? Dân quyền cũng không có, dân chủ cũng không có. Làm người xuất gia thì các vị đâu cần phải lo cho vợ con, phải lo cho có hộ khẩu, phải lo chạy chọt. Ba y một bát bước thong dong là đủ rồi. Cái áo nâu sờn rách của các vị, cái bình bát bạc màu của các vị, ai mà thèm. Các vị không phải như chúng tôi, đi đâu cũng vướng bịu nợ nần con cái. Các vị có gì để sợ mất?
Người ta đã dối gạt cấp trên của họ, nói rằng các vị không tuân phục, các vị là mối đe dọa cho an ninh. Người ta đã dối gạt nhân dân, nói quý vị là phản động và dùng mọi cách đê tiện để lừa gạt, chụp mũ, nói xấu quý vị, thậm chí ép dân hiền đi biểu tình chống các vị. Người ta đã làm cho tình trạng bê bói, nuốt không vào, khạc cũng không ra, nhưng người ta không có can đảm nhận rằng mình đã sai lầm. Càng lún sâu vào tự ái thì người ta càng làm thêm nhiều chuyện sai lầm. Quá trình của Pháp Nạn Bát Nhã đã chứng thực điều đó. Càng ngày họ càng làm bậy. Người ta không có khả năng sửa sai. Ai sai? Chỉ có kẻ bị cai trị là sai thôi, chứ quan chức chính quyền làm sao mà sai được? Tự nhận mình là sai thì còn uy tín nào để lãnh đạo, để cầm quyền? Người ta chết vì cái tự ái đó, vì sự sợ hãi mất mặt đó. Và các vị cũng sẽ chết vì cái tự ái đó của người ta. Cho nên tôi mới đề nghị là các vị phải tới sám hối với Thiên triều. Nếu quý vị cũng tự ái, thì tức là quý vị cũng như họ.
Tuy nhiên, quý vị cũng đừng lo ngại quá. Tình trạng đi tới chỗ bí, nhưng khi nó bí quá thì nó sẽ thông. Các vị có đủ nhẫn nại đi cho tới cùng hay không? Cổ nhân nói cùng tắc biến mà biến tắc thông. Cùng quá thì sẽ chuyển biến. Chuyển biến thì sẽ khai thông. Lúc bấy giờ thì các vị có thể thở được. Mà người ta cũng sẽ có thể thở được. Có phải các vị cũng muốn họ được thở như các vị không? Cái dễ thương của các vị là ở chỗ đó, không hận thù những kẻ làm khổ mình. Chính nhờ chỗ đó mà người trong thiên hạ có được chút cảm tình dành cho các vị. Hơn nhau là ở chữ nhẫn. Các vị từng thuyết giảng về nhẫn nhục Ba La Mật, nhờ sức nhẫn mà qua tới bờ bên kia. Đây là lúc các vị phải chứng tỏ là làm cho được cái mà mình từng thuyết giảng.
Subscribe to:
Posts (Atom)